Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154955

Quy định hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực hộ tịch

Ngày 22/08/2023 14:17:34

Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Hầu hết các nước trên thế giới, sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử… đều được đăng ký và quản lý chặt chẽ.
Ở nước ta, vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện từ thời kỳ phong kiến và tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay.Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã có những bước phát triển ổn định, đạt được những kết quả quan trọng, việc xây dựng thể chế được tăng cường; phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch ngày càng được coi trọng. Hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ Trung ương đến cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, nhờ đó đã giải quyết được số lượng lớn yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân, trong đó nhiều việc có yếu tố nước ngoài. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch cũng từng bước được đơn giản hóa, ngày càng tạo thuận lợi cho người dân. Dữ liệu hộ tịch được hình thành với hệ thống sổ sách hộ tịch được lưu trữ, sử dụng lâu dài. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch được triển khai.
Nhằm duy trì sự phát triển, hạn chế những vi phạm xảy ra, Nghị định 82 quy định hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực hộ tịch như sau:
Hành vi vi phạm
Hình thức xử phạt
Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch;
Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
- Phạt tiền:Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.
Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
- Phạt tiền:Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm(trừ trường hợp làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống).
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
- Phạt tiền:Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
- Phạt tiền:Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm.
Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Phạt tiền:Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm.
Cam đoan, làm chứng, sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.
- Phạt tiền:Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm.
Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
- Phạt tiền:Từ 1 triệu đến 3 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
Hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực chứng thực:
Hành vi vi phạm
Hình thức xử phạt
Mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.
- Phạt tiền:Từ 10 triệu đến 15 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm.
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ; bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
- Phạt tiền:Từ 7 triệu đến 10 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về văn bản đã được chứng thực.
Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc không ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký.
- Phạt tiền:Từ 5 triệu đến 7 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng.
Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao.
- Phạt tiền:Từ 1 triệu đến 3 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

Quy định hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực hộ tịch

Đăng lúc: 22/08/2023 14:17:34 (GMT+7)

Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Hầu hết các nước trên thế giới, sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử… đều được đăng ký và quản lý chặt chẽ.
Ở nước ta, vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện từ thời kỳ phong kiến và tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay.Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã có những bước phát triển ổn định, đạt được những kết quả quan trọng, việc xây dựng thể chế được tăng cường; phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch ngày càng được coi trọng. Hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ Trung ương đến cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn, nhờ đó đã giải quyết được số lượng lớn yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân, trong đó nhiều việc có yếu tố nước ngoài. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch cũng từng bước được đơn giản hóa, ngày càng tạo thuận lợi cho người dân. Dữ liệu hộ tịch được hình thành với hệ thống sổ sách hộ tịch được lưu trữ, sử dụng lâu dài. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch được triển khai.
Nhằm duy trì sự phát triển, hạn chế những vi phạm xảy ra, Nghị định 82 quy định hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực hộ tịch như sau:
Hành vi vi phạm
Hình thức xử phạt
Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch;
Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
- Phạt tiền:Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.
Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
- Phạt tiền:Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm(trừ trường hợp làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống).
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
- Phạt tiền:Từ 10 triệu đến 20 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm;
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
- Phạt tiền:Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm.
Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
- Phạt tiền:Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm.
Cam đoan, làm chứng, sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;
Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.
- Phạt tiền:Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm.
Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
- Phạt tiền:Từ 1 triệu đến 3 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
Hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực chứng thực:
Hành vi vi phạm
Hình thức xử phạt
Mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.
- Phạt tiền:Từ 10 triệu đến 15 triệu đồng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm.
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ; bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
- Phạt tiền:Từ 7 triệu đến 10 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về văn bản đã được chứng thực.
Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc không ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký.
- Phạt tiền:Từ 5 triệu đến 7 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng.
Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao.
- Phạt tiền:Từ 1 triệu đến 3 triệu đồng;
- Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
- Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)