HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Ngày 23/11/2022 15:52:26
Chuyển đổi số đang là một xu hướng tất yếu sau thành công của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những lợi ích mà nó đem lại. Trong xu hướng đó, Chính phủ Việt Nam cũng từng bước áp dụng vào công tác quản lý và xây dựng chính phủ điện tử với các chính sách pháp luật đang được sửa đổi nhằm có hệ thống pháp lý phù hợp với xu hướng hiện nay. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngày 02/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.
Xác định chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong xây dựng nông thôn mới theo hướng:
- Ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; Ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của Tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao;
- Ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế, 25% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao;
- Ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.
- Có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến.
Để đạt được mục tiêu đề ra, cần triển khai các nhiệm vụ:
Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư; đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số.
Hai là, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - 4 ở cấp xã; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin; tăng cường áp dụng công nghệ số trong công tác quản lý, tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ba là, thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số; đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.
Bốn là, tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương…
Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, Chương trình đề ra các giải pháp: đào tạo và nâng cao năng lực về chuyển đổi số; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và dữ liệu số; triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực triển khai Chương trình.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Tin cùng chuyên mục
-
Cẩm Tú Sôi nổi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
17/11/2024 09:10:35 -
THÔN THÁI HỌC - XÃ CẨM TÚ TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC NĂM 2024
12/11/2024 10:52:31 -
XÃ CẨM TÚ TỔ CHỨC KHÁM SƠ TUYỂN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ NĂM 2025
02/11/2024 16:00:45 -
XÃ CẨM TÚ KHAI MẠC GIẢI THỂ THAO CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LAAPJ HỘI NÔNG DÂN 14/10 VÀ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
11/10/2024 16:57:50
HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THÔNG MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Đăng lúc: 23/11/2022 15:52:26 (GMT+7)
Chuyển đổi số đang là một xu hướng tất yếu sau thành công của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những lợi ích mà nó đem lại. Trong xu hướng đó, Chính phủ Việt Nam cũng từng bước áp dụng vào công tác quản lý và xây dựng chính phủ điện tử với các chính sách pháp luật đang được sửa đổi nhằm có hệ thống pháp lý phù hợp với xu hướng hiện nay. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngày 02/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.
Xác định chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong xây dựng nông thôn mới theo hướng:
- Ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; Ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của Tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao;
- Ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế, 25% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao;
- Ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.
- Có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến.
Để đạt được mục tiêu đề ra, cần triển khai các nhiệm vụ:
Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư; đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số.
Hai là, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - 4 ở cấp xã; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin; tăng cường áp dụng công nghệ số trong công tác quản lý, tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ba là, thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số; đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.
Bốn là, tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương…
Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, Chương trình đề ra các giải pháp: đào tạo và nâng cao năng lực về chuyển đổi số; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và dữ liệu số; triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực triển khai Chương trình.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật