Ý NGHĨA CỦA NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐCNgày 13/08/2022 16:00:45 Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 13/6/2005,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 521/QĐ-TTg lấy ngày 19/8 hằng năm là “Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”Ra đời trong những ngày sôi sục của Cách mạng Tháng Tám, tuy còn non trẻ song lực lượng Công an đã quán triệt và vận dụng sáng tạo các quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, dựa vào Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc để tuyên truyền vận động nhân dân hăng hái tham gia vào các tổ chức như: “Việt dũng thanh niên đoàn” , “Việt nữ đoàn” , “Cảnh sát danh dự không lương” ... sát cánh cùng lực lượng Công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh quyết liệt với các thế lực thù địch, các loại phản động và tội phạm, bảo vệ an toàn Lễ Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ trước sự đe dọa của thù trong giặc ngoài trong tình thế đất nước “Ngàn cân treo sợi tóc”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng Công an nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quân đội nhân dân, đoàn, hội kháng chiến tham mưu cho Đảng, Chính phủ chỉ đạo tổ chức truyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động với khẩu hiệu “3 không” nội dung phù hợp với đặc điểm từng vùng miền như: Ở vùng tự do là “Không biết, không nghe, không thấy” , ở vùng địch tạm chiếm là “Không làm việc cho địch, không bán lương thực cho địch, không chỉ đường cho địch” hay phong trào “Ngũ gia liên bảo” ở Nam Bộ... Các cuộc vận động trên đã nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng và nhanh chóng phát triển ra toàn quốc thành phong trào “Phòng gian bảo mật” từ đó nhân dân đã giúp đỡ lực lượng Công an đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động phá hoại của địch góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Lực lượng Công an nhân dân đã tham mưu Đảng, Chính phủ, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo tổ chức nhân dân tích cực tham gia bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, phát động phong trào “Bảo vệ trị an” , “Bảo mật phòng gian” làm cho phong trào phát triển ngày càng mạnh mẽ, gắn kết với phong trào thi đua lao động sản xuất xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), lực lượng Công an đã sớm tham mưu với Đảng, Nhà nước thống nhất các phong trào vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự trong toàn quốc thành phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” . Công an các cấp đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tham mưu phục vụ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào đã phát triển khá sâu rộng, phát huy được năng lực sáng tạo của cơ sở, khơi dậy sức mạnh, tiềm lực to lớn của nhân dân trong phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 13/6/2005,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 521/QĐ-TTg lấy ngày 19/8 hằng năm là “Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Đăng lúc: 13/08/2022 16:00:45 (GMT+7) Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 13/6/2005,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 521/QĐ-TTg lấy ngày 19/8 hằng năm là “Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Ra đời trong những ngày sôi sục của Cách mạng Tháng Tám, tuy còn non trẻ song lực lượng Công an đã quán triệt và vận dụng sáng tạo các quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, dựa vào Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc để tuyên truyền vận động nhân dân hăng hái tham gia vào các tổ chức như: “Việt dũng thanh niên đoàn” , “Việt nữ đoàn” , “Cảnh sát danh dự không lương” ... sát cánh cùng lực lượng Công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh quyết liệt với các thế lực thù địch, các loại phản động và tội phạm, bảo vệ an toàn Lễ Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ trước sự đe dọa của thù trong giặc ngoài trong tình thế đất nước “Ngàn cân treo sợi tóc”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lực lượng Công an nhân dân đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quân đội nhân dân, đoàn, hội kháng chiến tham mưu cho Đảng, Chính phủ chỉ đạo tổ chức truyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động với khẩu hiệu “3 không” nội dung phù hợp với đặc điểm từng vùng miền như: Ở vùng tự do là “Không biết, không nghe, không thấy” , ở vùng địch tạm chiếm là “Không làm việc cho địch, không bán lương thực cho địch, không chỉ đường cho địch” hay phong trào “Ngũ gia liên bảo” ở Nam Bộ... Các cuộc vận động trên đã nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng và nhanh chóng phát triển ra toàn quốc thành phong trào “Phòng gian bảo mật” từ đó nhân dân đã giúp đỡ lực lượng Công an đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động phá hoại của địch góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Lực lượng Công an nhân dân đã tham mưu Đảng, Chính phủ, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo tổ chức nhân dân tích cực tham gia bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, phát động phong trào “Bảo vệ trị an” , “Bảo mật phòng gian” làm cho phong trào phát triển ngày càng mạnh mẽ, gắn kết với phong trào thi đua lao động sản xuất xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), lực lượng Công an đã sớm tham mưu với Đảng, Nhà nước thống nhất các phong trào vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự trong toàn quốc thành phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” . Công an các cấp đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tham mưu phục vụ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào đã phát triển khá sâu rộng, phát huy được năng lực sáng tạo của cơ sở, khơi dậy sức mạnh, tiềm lực to lớn của nhân dân trong phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 13/6/2005,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 521/QĐ-TTg lấy ngày 19/8 hằng năm là “Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
|