CHUYỂN ĐỔI SỐ: CÁCH LÀM ĐỒNG BỘ VÀ HIỆU QUẢ TỪ THỰC TIỄN TẠI CẨM TÚNgày 06/04/2023 14:14:46 Huyện Cẩm Thuỷ, việc đưa chuyển đổi số từ nhận thức thành hành động theo cách làm thông qua việc triển khai chuyển đổi các mô hình chuyển đổi số, tập trung vào các công việc, địa điểm có tương tác nhiều với người dân, doanh nghiệp và những việc mang tính chất thay đổi căn bản nhận thức, thói quen trong hoạt động của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước.Xã Cẩm Tú là một xã miền núi thuộc huyện Cẩm Thuỷ với tổng số hộ là 1.636 hộ với 7005 nhân khẩu; tỷ lệ dân tộc Mường chiếm 52%; dân tộc Kinh chiếm 48%; Bằng nhiều giải pháp đồng bộ với các chính sách tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế, những năm qua, kinh tế - xã hội của xã đã có bước phát triển nhanh và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Xã đang phấn đấu được công nhận xã Nông thôn mới nâng cao trong năm 2023. Với những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế xã hội và hệ thống chính trị ổn định, phát triển đồng bộ, đầu năm 2022, Phòng văn hoá thông tin, cùng các các ngành chức năng liên quan đã tham mưu cho UBND huyện lựa chọn xã Cẩm Tú là xã đầu tiên của thực hiện thí điểm CĐS trên cả 03 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với mục tiêu phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình ra các địa phương trên địa bàn huyện. Đến nay, mô hình này đã mang đến luồng gió mới trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã Cẩm Tú về chuyển đổi số, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Thực hiện mô hình điểm về chuyển đổi số, Cẩm Tú đầu tư khá đồng bộ từ cơ sở hạ tầng viễn thông, mạng nội bộ (LAN) đến xây dựng bộ phận điều hành thông minh và triển khai hệ thống camera an ninh; triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền số như: hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử; hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; sử dụng chữ ký số chuyên dùng... Cùng với đó, xã phối hợp đơn vị viễn thông khảo sát hiện trạng hạ tầng viễn thông, CNTT, tối ưu mạng lưới; UBND huyện Cẩm Thuỷ cũng hỗ trợ xã triển khai các hệ thống phần mềm, nền tảng công nghệ mới, góp phần giúp xã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ CĐS trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn xã về lợi ích của CĐS cũng được quan tâm chú trọng; UBND xã chỉ đạo thành lập các kênh giao tiếp giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống trang thông tin điện tử xã, Hệ thống đài truyền thanh, các nhóm Fanpager Đài truyền thanh xã và nhóm Facebook, zalo về phòng chống dịch covid 19 xã Cẩm Tú, nhóm zalo phòng chống dịch tại 8 thôn. Nhóm zalo ban chỉ đạo chuyển đổi số Xã Cẩm Tú, nhóm zalo chuyển đổi số tại các thôn. Đã giúp người dân nhanh chóng nắm bắt kịp thời tinh thần chỉ đạo của xã. Đa dạng kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin đã và đang đem lại niềm tin của người dân đối với sự quản lý, điều hành của chính quyền. Ngoài ra, xã còn phối hợp với Phòng văn hoá thông tin, các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn bằng các hình thức trực tuyến, trực tiếp cho cán bộ, công chức UBND xã và các tổ chức đoàn thể chính trị; Trưởng thôn, bản; và nhân dân trên địa bàn xã. Nội dung là hướng dẫn sử dụng tài khoản thanh toán trực tuyến; cài đặt Web chính quyền số và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, sử dụng chữ ký số trên phần mềm điều hành; hướng dẫn sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ; đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường Internet và mạng xã hội. Công tác đào tạo, hướng dẫn đã giúp các cấp chính quyền và người dân trên địa bàn xã nâng cao nhận về CĐS, kỹ năng ứng dụng CNTT, sử dụng các nền tảng số. Bên cạnh đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền, địa phương, lãnh đạo UBND xã, các tổ chức cũng đã rất chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung CĐS. Cụ thể, UBND xã đã chỉ đạo thành lập Tổ CĐS cộng đồng cấp xã với 21 người tham gia và 08 Tổ CĐS cộng đồng tại 08 thôn với 24 người tham gia, chủ yếu là lực lượng đoàn viên thanh niên trẻ. Mặc dù là xã được lựa chọn điểm để thực hiện mô hình CĐS, một lĩnh vực hoàn toàn mới, song với sự cố gắng của cấp ủy, chính quyền, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện; Phòng văn hoá thông tin, các ngành chức năng cùng với sự vào cuộc tích cực của cả người dân và doanh nghiệp, bước đầu mô hình xã CĐS ở Cẩm Tú đã có bước chuyển mình đáng khích lệ, đạt được những kết quả đột phá trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Cụ thể, sau 01 năm xây dựng hạ tầng số của xã đã có những thay đổi tích cực. Đến nay, xã đã khắc phục tình trạng sóng di động 3G kém tại một số thôn của xã, đảm bảo 100% thôn, bản có sóng di động 4G, 5G; 100% thôn, bản trên địa bàn xã có dịch vụ cố định băng rộng cáp quang. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hạ tầng băng rộng cáp quang, mạng thông tin di động đạt 100%. 100% cán bộ công chức xã sử dụng máy tính đảm bảo cấu hình phục vụ công việc chuyên môn. Có hệ thống camera an ninh kết nối với UBND xã và Công an xã với 32 mắt tại 31 điểm thuộc 8 thôn trên địa bàn. Về triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền số, đến nay, tỷ lệ thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ là 100%; 100% cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức có thẩm quyền thuộc UBND xã được cấp chữ ký số chuyên dùng. Từ khi thực hiện CĐS, xã đã thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản điện tử, giảm đáng kể tình trạng in văn bản chỉ đạo ra rồi báo cáo lãnh đạo, tiết kiệm chi phí hành chính, góp phần hoàn thiện chính quyền số tại xã Cẩm Tú. Sau khi thực hiện CĐS, 100% văn bản đến của UBND xã được tiếp nhận và xử lý đúng quy trình trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành. 100% văn bản đi của UBND xã gửi các cơ quan Nhà nước dưới dạng điện tử đã được ký số chuyên dùng. Về dịch vụ hành chính công hồ sơ TTHC tại UBND cấp xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên hệ thống thông tin một cửa tính đến hết tháng 03/12/2022 là 1139/1139 tỷ lệ đạt 100%; Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến từ tháng 01/2022 đến tháng 03/12/2022, tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính là 1139 trong đó trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử xã là 1139 Hồ sơ; chứng thực điện tử 120 hồ sơ. Hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 là 810 hồ sơ; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã là 810/1139 = 71,1%. Bên cạnh đó, kinh tế số, xã hội số của xã cũng bắt đầu được hình thành. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, UBND xã đã triển khai quảng bá sản phẩm đặc sản của địa phương trên môi trường mạng, từ đó giúp nhân dân tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, khách hàng, du khách biết và đến Cẩm Tú nhiều hơn. Đến nay, 100% các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có lợi thế của xã, sản phẩm ocop được quảng bá qua mạng internet thông qua trang thông tin điện tử của xã, mạng xã hội facebook, zalo, sàn điện tử Postmart.vn; Hỗ trợ doanh nhiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến đạt tỷ lệ 51,3%; có 34/34 doanh nghiệp dùng thuế điện tử, hóa đơn điện tử, kê khai thuế điện tử tỷ lệ đạt 100%… Trong lĩnh vực giáo dục, Cẩm Tú đã triển khai sử dụng hệ thống phần mềm quản lý nhà trường giúp cập nhật quản lý lớp học tại cấp Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Các nhà trường sử dụng phần mềm thường thường xuyên sử dụng tính năng học bạ điện tử, quản lý điểm, quản lý nhân sự, lịch báo giảng, thời khóa biểu, khai thác kho học liệu số... phục vụ hoạt động quản lý dạy và học của nhà trường. Đối với lĩnh vực y tế, Trạm y tế xã hiện đang ứng dụng các phần mềm quản lý khám chữa bệnh; Phần mềm quản lý trạm y tế qua đó các thông tin, dữ liệu được cập nhật, chia sẻ trực tuyến lên bộ phận giám sát, điều hành thông minh xã. Có thể thấy, việc xây dựng mô hình CĐS tại xã Cẩm Tú đã đạt được kết quả bước đầu, nhận được phản hồi tích cực tư nhân dân và doành nghiệp. Từ kinh nghiệm triển khai mô hình CĐS tại Cẩm Tú, sẽ là cơ sở để UBND huyện mở rộng tại các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện. Theo đó, một số bài học kinh nghiệm cũng đã được đúc rút từ mô hình điểm xã CĐS của Cẩm Tú sau một thời gian triển khai và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, khi bắt đầu triển khai thực hiện phải xác định và đánh giá cụ thể, rõ ràng được điều kiện về con người, hạ tầng, trình độ, điều kiện tiếp cận công nghệ của người dân tại địa phương để từ đó xây dựng được giải pháp triển khai có tính sát thực và phù hợp. Đồng thời, phải tuyên truyền tích cực bằng nhiều hình thức khác nhau để cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp hiểu thế nào là CĐS, CĐS ở lĩnh vực nào và mang lại lợi ích như thế nào thì quá trình triển khai thực hiện mới có thể thuận lợi, thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Lãnh đạo địa phương, cán bộ, công chức cần có sự quyết tâm vào cuộc tích cực trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện đặc thù của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên, từng bộ phận. Đặc biệt, để CĐS bền vững và thành công, các địa phương cần xây dựng được đội ngũ, lực lượng tham gia xung kích, tích cực để triển khai các nhiệm vụ, lực lượng chủ lực và cụ thể ở đây là Tổ công nghệ số cộng đồng mà lực lượng nòng cốt là Đoàn Thanh niên – những người trẻ nhạy bén, tích cực trong việc tiếp cận công nghệ thông tin. Chuyển đổi số là việc mới, việc khó, cần được cụ thể hóa và lan rộng, chia sẻ cách làm. Việc Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý điều hành chính quyền; sản xuất và kinh doanh, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; đặc biệt CĐS giúp thay đổi tư duy quản lý, sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân, các HTX tại xã Cẩm Tú chính là những “viên gạch đầu tiên” trên con đường chuyển đổi số đầy mới mẻ nhưng thực tế và phù hợp xu thế trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn huyện miền núi Cẩm Thủy. Phòng VH&TT
Đăng lúc: 06/04/2023 14:14:46 (GMT+7) Huyện Cẩm Thuỷ, việc đưa chuyển đổi số từ nhận thức thành hành động theo cách làm thông qua việc triển khai chuyển đổi các mô hình chuyển đổi số, tập trung vào các công việc, địa điểm có tương tác nhiều với người dân, doanh nghiệp và những việc mang tính chất thay đổi căn bản nhận thức, thói quen trong hoạt động của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước.
Xã Cẩm Tú là một xã miền núi thuộc huyện Cẩm Thuỷ với tổng số hộ là 1.636 hộ với 7005 nhân khẩu; tỷ lệ dân tộc Mường chiếm 52%; dân tộc Kinh chiếm 48%; Bằng nhiều giải pháp đồng bộ với các chính sách tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế, những năm qua, kinh tế - xã hội của xã đã có bước phát triển nhanh và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Xã đang phấn đấu được công nhận xã Nông thôn mới nâng cao trong năm 2023. Với những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế xã hội và hệ thống chính trị ổn định, phát triển đồng bộ, đầu năm 2022, Phòng văn hoá thông tin, cùng các các ngành chức năng liên quan đã tham mưu cho UBND huyện lựa chọn xã Cẩm Tú là xã đầu tiên của thực hiện thí điểm CĐS trên cả 03 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với mục tiêu phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình ra các địa phương trên địa bàn huyện. Đến nay, mô hình này đã mang đến luồng gió mới trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã Cẩm Tú về chuyển đổi số, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Thực hiện mô hình điểm về chuyển đổi số, Cẩm Tú đầu tư khá đồng bộ từ cơ sở hạ tầng viễn thông, mạng nội bộ (LAN) đến xây dựng bộ phận điều hành thông minh và triển khai hệ thống camera an ninh; triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền số như: hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử; hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; sử dụng chữ ký số chuyên dùng... Cùng với đó, xã phối hợp đơn vị viễn thông khảo sát hiện trạng hạ tầng viễn thông, CNTT, tối ưu mạng lưới; UBND huyện Cẩm Thuỷ cũng hỗ trợ xã triển khai các hệ thống phần mềm, nền tảng công nghệ mới, góp phần giúp xã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ CĐS trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn xã về lợi ích của CĐS cũng được quan tâm chú trọng; UBND xã chỉ đạo thành lập các kênh giao tiếp giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống trang thông tin điện tử xã, Hệ thống đài truyền thanh, các nhóm Fanpager Đài truyền thanh xã và nhóm Facebook, zalo về phòng chống dịch covid 19 xã Cẩm Tú, nhóm zalo phòng chống dịch tại 8 thôn. Nhóm zalo ban chỉ đạo chuyển đổi số Xã Cẩm Tú, nhóm zalo chuyển đổi số tại các thôn. Đã giúp người dân nhanh chóng nắm bắt kịp thời tinh thần chỉ đạo của xã. Đa dạng kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin đã và đang đem lại niềm tin của người dân đối với sự quản lý, điều hành của chính quyền. Ngoài ra, xã còn phối hợp với Phòng văn hoá thông tin, các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn bằng các hình thức trực tuyến, trực tiếp cho cán bộ, công chức UBND xã và các tổ chức đoàn thể chính trị; Trưởng thôn, bản; và nhân dân trên địa bàn xã. Nội dung là hướng dẫn sử dụng tài khoản thanh toán trực tuyến; cài đặt Web chính quyền số và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, sử dụng chữ ký số trên phần mềm điều hành; hướng dẫn sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ; đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường Internet và mạng xã hội. Công tác đào tạo, hướng dẫn đã giúp các cấp chính quyền và người dân trên địa bàn xã nâng cao nhận về CĐS, kỹ năng ứng dụng CNTT, sử dụng các nền tảng số. Bên cạnh đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền, địa phương, lãnh đạo UBND xã, các tổ chức cũng đã rất chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung CĐS. Cụ thể, UBND xã đã chỉ đạo thành lập Tổ CĐS cộng đồng cấp xã với 21 người tham gia và 08 Tổ CĐS cộng đồng tại 08 thôn với 24 người tham gia, chủ yếu là lực lượng đoàn viên thanh niên trẻ. Mặc dù là xã được lựa chọn điểm để thực hiện mô hình CĐS, một lĩnh vực hoàn toàn mới, song với sự cố gắng của cấp ủy, chính quyền, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện; Phòng văn hoá thông tin, các ngành chức năng cùng với sự vào cuộc tích cực của cả người dân và doanh nghiệp, bước đầu mô hình xã CĐS ở Cẩm Tú đã có bước chuyển mình đáng khích lệ, đạt được những kết quả đột phá trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Cụ thể, sau 01 năm xây dựng hạ tầng số của xã đã có những thay đổi tích cực. Đến nay, xã đã khắc phục tình trạng sóng di động 3G kém tại một số thôn của xã, đảm bảo 100% thôn, bản có sóng di động 4G, 5G; 100% thôn, bản trên địa bàn xã có dịch vụ cố định băng rộng cáp quang. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hạ tầng băng rộng cáp quang, mạng thông tin di động đạt 100%. 100% cán bộ công chức xã sử dụng máy tính đảm bảo cấu hình phục vụ công việc chuyên môn. Có hệ thống camera an ninh kết nối với UBND xã và Công an xã với 32 mắt tại 31 điểm thuộc 8 thôn trên địa bàn. Về triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền số, đến nay, tỷ lệ thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ là 100%; 100% cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức có thẩm quyền thuộc UBND xã được cấp chữ ký số chuyên dùng. Từ khi thực hiện CĐS, xã đã thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản điện tử, giảm đáng kể tình trạng in văn bản chỉ đạo ra rồi báo cáo lãnh đạo, tiết kiệm chi phí hành chính, góp phần hoàn thiện chính quyền số tại xã Cẩm Tú. Sau khi thực hiện CĐS, 100% văn bản đến của UBND xã được tiếp nhận và xử lý đúng quy trình trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành. 100% văn bản đi của UBND xã gửi các cơ quan Nhà nước dưới dạng điện tử đã được ký số chuyên dùng. Về dịch vụ hành chính công hồ sơ TTHC tại UBND cấp xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên hệ thống thông tin một cửa tính đến hết tháng 03/12/2022 là 1139/1139 tỷ lệ đạt 100%; Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến từ tháng 01/2022 đến tháng 03/12/2022, tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính là 1139 trong đó trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử xã là 1139 Hồ sơ; chứng thực điện tử 120 hồ sơ. Hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 là 810 hồ sơ; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã là 810/1139 = 71,1%. Bên cạnh đó, kinh tế số, xã hội số của xã cũng bắt đầu được hình thành. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, UBND xã đã triển khai quảng bá sản phẩm đặc sản của địa phương trên môi trường mạng, từ đó giúp nhân dân tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, khách hàng, du khách biết và đến Cẩm Tú nhiều hơn. Đến nay, 100% các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có lợi thế của xã, sản phẩm ocop được quảng bá qua mạng internet thông qua trang thông tin điện tử của xã, mạng xã hội facebook, zalo, sàn điện tử Postmart.vn; Hỗ trợ doanh nhiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến đạt tỷ lệ 51,3%; có 34/34 doanh nghiệp dùng thuế điện tử, hóa đơn điện tử, kê khai thuế điện tử tỷ lệ đạt 100%… Trong lĩnh vực giáo dục, Cẩm Tú đã triển khai sử dụng hệ thống phần mềm quản lý nhà trường giúp cập nhật quản lý lớp học tại cấp Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Các nhà trường sử dụng phần mềm thường thường xuyên sử dụng tính năng học bạ điện tử, quản lý điểm, quản lý nhân sự, lịch báo giảng, thời khóa biểu, khai thác kho học liệu số... phục vụ hoạt động quản lý dạy và học của nhà trường. Đối với lĩnh vực y tế, Trạm y tế xã hiện đang ứng dụng các phần mềm quản lý khám chữa bệnh; Phần mềm quản lý trạm y tế qua đó các thông tin, dữ liệu được cập nhật, chia sẻ trực tuyến lên bộ phận giám sát, điều hành thông minh xã. Có thể thấy, việc xây dựng mô hình CĐS tại xã Cẩm Tú đã đạt được kết quả bước đầu, nhận được phản hồi tích cực tư nhân dân và doành nghiệp. Từ kinh nghiệm triển khai mô hình CĐS tại Cẩm Tú, sẽ là cơ sở để UBND huyện mở rộng tại các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện. Theo đó, một số bài học kinh nghiệm cũng đã được đúc rút từ mô hình điểm xã CĐS của Cẩm Tú sau một thời gian triển khai và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, khi bắt đầu triển khai thực hiện phải xác định và đánh giá cụ thể, rõ ràng được điều kiện về con người, hạ tầng, trình độ, điều kiện tiếp cận công nghệ của người dân tại địa phương để từ đó xây dựng được giải pháp triển khai có tính sát thực và phù hợp. Đồng thời, phải tuyên truyền tích cực bằng nhiều hình thức khác nhau để cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp hiểu thế nào là CĐS, CĐS ở lĩnh vực nào và mang lại lợi ích như thế nào thì quá trình triển khai thực hiện mới có thể thuận lợi, thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Lãnh đạo địa phương, cán bộ, công chức cần có sự quyết tâm vào cuộc tích cực trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện đặc thù của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên, từng bộ phận. Đặc biệt, để CĐS bền vững và thành công, các địa phương cần xây dựng được đội ngũ, lực lượng tham gia xung kích, tích cực để triển khai các nhiệm vụ, lực lượng chủ lực và cụ thể ở đây là Tổ công nghệ số cộng đồng mà lực lượng nòng cốt là Đoàn Thanh niên – những người trẻ nhạy bén, tích cực trong việc tiếp cận công nghệ thông tin. Chuyển đổi số là việc mới, việc khó, cần được cụ thể hóa và lan rộng, chia sẻ cách làm. Việc Ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý điều hành chính quyền; sản xuất và kinh doanh, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; đặc biệt CĐS giúp thay đổi tư duy quản lý, sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân, các HTX tại xã Cẩm Tú chính là những “viên gạch đầu tiên” trên con đường chuyển đổi số đầy mới mẻ nhưng thực tế và phù hợp xu thế trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn huyện miền núi Cẩm Thủy. Phòng VH&TT
|