Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chínhNgày 20/07/2023 16:51:54 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, mang đến sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp mà còn góp phần hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền sốCán bộ, công chức bộ phận một cửa thị xã Bỉm Sơn tiếp nhận và hướng dẫn người dân giải quyết thủ tục hành chính. Quan tâm phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ chuyển đổi số, thị xã Bỉm Sơn đã từng bước đầu tư, đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trên môi trường mạng. Các phòng, ban chuyên môn UBND thị xã, UBND các xã, phường đều được kết nối hệ thống mạng Internet băng thông rộng, UBND thị xã đã triển khai lắp đặt hệ thống mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng, được nâng cấp, bảo trì thường xuyên đảm bảo cho việc truy cập, sử dụng Internet, các ứng dụng số của Nhân dân trên địa bàn thị xã luôn thông suốt. Ngoài ra, thị xã cũng đầu tư mở rộng mạng lưới công nghệ hiện đại phục vụ đến tất cả các thôn, khu phố, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân trên địa bàn thị xã. Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng mạnh mẽ CNTT vào giải quyết TTHC, đặc biệt là các phần mềm: quản lý văn bản, hồ sơ công việc; phần mềm một cửa điện tử; thư điện tử công vụ; phần mềm theo dõi nhiệm vụ của thị xã... đã giúp cho việc kết nối và phục vụ các tổ chức, cá nhân, tạo thuận lợi trong thực hiện, tra cứu, theo dõi tiến độ giải quyết TTHC. Nhờ đó, 100% văn bản, hồ sơ công việc của UBND thị xã và các xã, phường được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số, lưu trữ trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật). 100% hồ sơ giải quyết TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên phần mềm một cửa điện tử. 100% cán bộ, công chức, viên chức cơ quan UBND thị xã, các xã, phường... được cấp chứng thư số cá nhân, tổ chức; 100% các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện xử lý công việc, ký số điện tử trên phần mềm TDoffice; 7/7 xã, phường có hệ thống phòng họp trực tuyến; 100% các đơn vị đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Tại bộ phận một cửa, toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, mang đến sự hài lòng cho người dân. Là huyện miền núi với 83,2% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; đại bộ phận người dân còn thiếu kỹ năng tiếp cận với internet, sử dụng các thiết bị hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính... Do vậy, cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tuyên truyền lưu động, cấp phát tài liệu hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, huyện Bá Thước đã bố trí cán bộ trực tiếp hướng dẫn người dân tạo tài khoản và đăng ký nộp hồ sơ qua hình thức trực tuyến. Đồng chí Lê Thị Dung, Phó chánh Văn phòng UBND huyện Bá Thước, cho biết: Huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách hướng dẫn người dân thực hiện các TTHC, hướng dẫn người dân cách thức nộp hồ sơ, lập tài khoản dịch vụ công trực tuyến... Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc gặp phải sẽ phối hợp với các phòng, ban chuyên môn để được giải đáp kịp thời, nhanh chóng nhằm tạo thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho người dân. Hiện nay, UBND huyện Bá Thước đang duy trì hoạt động hiệu quả các phần mềm dùng chung như: thần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, theo dõi nhiệm vụ, thư điện tử công vụ; phần mềm một cửa điện tử; 99% văn bản được thực hiện trên môi trường mạng, trao đổi giữa UBND huyện và UBND xã, thị trấn đều thực hiện ký số điện tử; cập nhật, bổ sung đầy đủ các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện và đăng tải đầy đủ các lĩnh vực hoạt động, văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND, chủ tịch UBND trên trang thông tin điện tử của huyện; tập trung xây dựng các nền tảng dữ liệu tích hợp, liên thông, dùng chung, từng bước xây dựng hạ tầng chính quyền số, hoàn tất xây dựng trục liên thông văn bản của tỉnh... Để triển khai các ứng dụng CNTT vào thực thi công việc hiệu quả, huyện Bá Thước thường xuyên phối hợp với Trung tâm CNTT và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT, sử dụng thành thạo các phần mềm công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện và các xã, thị trấn. Ứng dụng mạnh mẽ CNTT tạo bước đột phá hiện đại hóa nền hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ trong giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp, ứng dụng CNTT vào công tác giám sát việc giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân tại những địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi sang xây dựng chính quyền số là mục tiêu mà các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đang nỗ lực thực hiện. Bên cạnh việc hiện đại hóa hạ tầng CNTT thì nguồn nhân lực số cũng hết sức quan trọng, đòi hỏi các địa phương phải đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, tuyên truyền để người dân biết và tích cực tham gia. Nguồn Chuyển đổi số Thanh Hoá
Đăng lúc: 20/07/2023 16:51:54 (GMT+7) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, mang đến sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp mà còn góp phần hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền số
Cán bộ, công chức bộ phận một cửa thị xã Bỉm Sơn tiếp nhận và hướng dẫn người dân giải quyết thủ tục hành chính. Quan tâm phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ chuyển đổi số, thị xã Bỉm Sơn đã từng bước đầu tư, đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trên môi trường mạng. Các phòng, ban chuyên môn UBND thị xã, UBND các xã, phường đều được kết nối hệ thống mạng Internet băng thông rộng, UBND thị xã đã triển khai lắp đặt hệ thống mạng LAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng, được nâng cấp, bảo trì thường xuyên đảm bảo cho việc truy cập, sử dụng Internet, các ứng dụng số của Nhân dân trên địa bàn thị xã luôn thông suốt. Ngoài ra, thị xã cũng đầu tư mở rộng mạng lưới công nghệ hiện đại phục vụ đến tất cả các thôn, khu phố, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân trên địa bàn thị xã. Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng mạnh mẽ CNTT vào giải quyết TTHC, đặc biệt là các phần mềm: quản lý văn bản, hồ sơ công việc; phần mềm một cửa điện tử; thư điện tử công vụ; phần mềm theo dõi nhiệm vụ của thị xã... đã giúp cho việc kết nối và phục vụ các tổ chức, cá nhân, tạo thuận lợi trong thực hiện, tra cứu, theo dõi tiến độ giải quyết TTHC. Nhờ đó, 100% văn bản, hồ sơ công việc của UBND thị xã và các xã, phường được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số, lưu trữ trên môi trường điện tử (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật). 100% hồ sơ giải quyết TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên phần mềm một cửa điện tử. 100% cán bộ, công chức, viên chức cơ quan UBND thị xã, các xã, phường... được cấp chứng thư số cá nhân, tổ chức; 100% các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện xử lý công việc, ký số điện tử trên phần mềm TDoffice; 7/7 xã, phường có hệ thống phòng họp trực tuyến; 100% các đơn vị đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Tại bộ phận một cửa, toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, mang đến sự hài lòng cho người dân. Là huyện miền núi với 83,2% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; đại bộ phận người dân còn thiếu kỹ năng tiếp cận với internet, sử dụng các thiết bị hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính... Do vậy, cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn trên hệ thống truyền thanh cơ sở, tuyên truyền lưu động, cấp phát tài liệu hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, huyện Bá Thước đã bố trí cán bộ trực tiếp hướng dẫn người dân tạo tài khoản và đăng ký nộp hồ sơ qua hình thức trực tuyến. Đồng chí Lê Thị Dung, Phó chánh Văn phòng UBND huyện Bá Thước, cho biết: Huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách hướng dẫn người dân thực hiện các TTHC, hướng dẫn người dân cách thức nộp hồ sơ, lập tài khoản dịch vụ công trực tuyến... Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc gặp phải sẽ phối hợp với các phòng, ban chuyên môn để được giải đáp kịp thời, nhanh chóng nhằm tạo thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho người dân. Hiện nay, UBND huyện Bá Thước đang duy trì hoạt động hiệu quả các phần mềm dùng chung như: thần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, theo dõi nhiệm vụ, thư điện tử công vụ; phần mềm một cửa điện tử; 99% văn bản được thực hiện trên môi trường mạng, trao đổi giữa UBND huyện và UBND xã, thị trấn đều thực hiện ký số điện tử; cập nhật, bổ sung đầy đủ các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện và đăng tải đầy đủ các lĩnh vực hoạt động, văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND, chủ tịch UBND trên trang thông tin điện tử của huyện; tập trung xây dựng các nền tảng dữ liệu tích hợp, liên thông, dùng chung, từng bước xây dựng hạ tầng chính quyền số, hoàn tất xây dựng trục liên thông văn bản của tỉnh... Để triển khai các ứng dụng CNTT vào thực thi công việc hiệu quả, huyện Bá Thước thường xuyên phối hợp với Trung tâm CNTT và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT, sử dụng thành thạo các phần mềm công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện và các xã, thị trấn. Ứng dụng mạnh mẽ CNTT tạo bước đột phá hiện đại hóa nền hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ trong giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp, ứng dụng CNTT vào công tác giám sát việc giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân tại những địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi sang xây dựng chính quyền số là mục tiêu mà các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đang nỗ lực thực hiện. Bên cạnh việc hiện đại hóa hạ tầng CNTT thì nguồn nhân lực số cũng hết sức quan trọng, đòi hỏi các địa phương phải đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, tuyên truyền để người dân biết và tích cực tham gia. Nguồn Chuyển đổi số Thanh Hoá
|