Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154955

Điển hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cấp thôn

Ngày 31/05/2023 11:01:14

Ở cấp thôn đã có hệ thống wifi miễn phí để bà con truy cập thông tin. Bộ máy tính lắp đặt ở nhà văn hóa cho bà con thực hiện các dịch vụ hành chính công mà không cần đến trụ sở UBND xã. Trưởng thôn chỉ cần điều hành hệ thống loa truyền thanh, hệ thống camera an ninh, hệ thống điện chiếu sáng công cộng bằng điện thoại di động... Những tiến bộ trên đã đi vào thực tiễn ở thôn 4, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) nhờ phát triển các tiêu chí nông thôn mới (NTM) thông minh.

thieu-trung camera vè nhà văn hoá.jpg

Những hàng cây xanh ven nhiều tuyến đường rộng mở đã làm dịu đi phần nào cái nắng như thiêu đốt những ngày đầu hè ở thôn 4, xã Thiệu Trung. Đây là thôn NTM kiểu mẫu, được xã chọn làm điển hình trong chuyển đổi số để tiến tới nhân rộng, xây dựng NTM thông minh cho toàn xã.
Vào mỗi buổi chiều, ông trưởng thôn Nguyễn Xuân Giao chỉ cần mở app trong điện thoại cá nhân là hệ thống loa truyền thanh của thôn tự động phát đi bản tin được viết sẵn. Ông trưởng thôn còn biết ứng dụng các phần mềm trên mạng để chọn giọng đọc nam, nữ tự động đọc cho bản tin của mình viết ra. Gần tối, việc bật hệ thống bóng điện chiếu sáng quanh làng cũng được ông điều khiển qua điện thoại mà không phải đi từng cột bật từng công tắc như trước kia. Gần đây, thôn còn lắp đặt hệ thống pin mặt trời trong chiếu sáng công cộng với hệ thống cài đặt thời gian phát sáng để hạn chế sử dụng điện lưới quốc gia, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường. Cùng chúng tôi đi thăm các tuyến đường, các cán bộ thôn ở đây còn chỉ hệ thống camera an ninh được thu tín hiệu dữ liệu về các điện thoại cán bộ và máy tính chung của thôn. Do vậy, ngay trong đêm, cán bộ và người dân có thể giám sát tình hình an ninh ngay tại nhà qua điện thoại.
Những tiến bộ trong chuyển đổi số ở đây còn được ứng dụng vào khâu điều hành, thực hiện các công việc của thôn và tương tác với UBND và lãnh đạo xã. Ngoài chi bộ thôn, người dân trong thôn có nhóm zalo riêng với 231 thành viên để trao đổi, đề đạt nguyện vọng, kêu gọi hội họp mà không phải đi từng nhà như trước đây. Thôn cũng có các nhóm zalo và ứng dụng các nền tảng số để truyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân như: zalo “Làng Diên Hào”, zalo “Chi bộ 4”, nhóm facebook “Đất và người Diên Hào”. Ngoài ra, thôn còn lập các nhóm nội bộ cho con em xa quê, các chi hội trong thôn để dễ dàng trao đổi công việc, kêu gọi thực hiện các chủ trương, công việc chung...
Tại khu vực nhà văn hóa thôn, hệ thống mạng wifi phát miễn phí để phục vụ bà con địa phương tra cứu các thông tin, truy cập các hình thức giải trí. Bộ máy tính kết nối mạng ở nhà văn hóa thôn được sử dụng hiệu quả trong việc phục vụ bà con đăng ký các dịch vụ hành chính công với xã. Với vốn kiến thức tin học học được, ông trưởng thôn và nhiều người trong thôn đã thuần thục thực hiện phần mềm và có thể hướng dẫn những người già thực hiện nhiều thủ tục liên quan đến đăng ký hay xin giấy tờ về hộ tịch hộ khẩu, đề xuất muốn công chứng giấy tờ hay giao dịch khác với cán bộ xã để được hẹn giờ cụ thể lên UBND xã... Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu của thôn là 252/336 người, đạt tỷ lệ 75%.
Một tiến bộ khác đáng ghi nhận là người dân trong thôn được khuyến khích đóng tiền điện, tiền nước, tiền rác, tiền học phí cho con em qua tài khoản ngân hàng bằng điện thoại và ví điện tử. Theo trưởng thôn Nguyễn Xuân Giao: Cả thôn 4 hiện có 200 hộ dân với khoảng 800 nhân khẩu. Sau khi được hướng dẫn và khuyến khích, hiện có khoảng 70% số hộ đã thanh toán các dịch vụ công bằng tài khoản qua điện thoại. Những hộ có ông bà già, chúng tôi yêu cầu con cái phải đứng ra áp dụng vì tiêu chí chung.
Ông Lê Văn Tuấn, sinh 1956, cho rằng: Tuy lớn tuổi, lúc đầu được kêu gọi thanh toán tiền điện, tiền nước và rác hằng tháng bằng tài khoản, tôi không tin mình có thể làm được, lại liên quan đến chuyện tiền nong nên sợ bị mất. Nhưng sau khi được tuyên truyền, tải phần mềm về, được hướng dẫn, thì việc thực hiện rất dễ. Thành ra, việc đóng tiền các dịch vụ hằng tháng trở nên tiện lợi hơn nhiều, không mất thời gian như trước kia.
Phát huy truyền thống của quê hương, trong những năm qua cán bộ và Nhân dân thôn 4, xã Thiệu Trung luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng NTM. Từ cuối năm 2021, thôn được UBND huyện Thiệu Hóa công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu. Nhiều mô hình kinh tế phát triển nên thu nhập bình quân đầu người ở đây liên tục tăng, đạt bình quân 61,6 triệu đồng/năm 2022. Cả thôn cũng chỉ còn 1 hộ nghèo theo dạng bảo trợ xã hội. Tuy là thôn thuần nông nhưng người dân ở đây sẵn sàng đồng hành với chính quyền địa phương để thí điểm một mô hình NTM thông minh chưa có tiền lệ.
Việc được lựa chọn làm thí điểm xây dựng thôn NTM thông minh đầu tiên của xã Thiệu Trung cũng như của huyện Thiệu Hóa càng trở thành động lực để Nhân dân trong thôn sống tình cảm, chan hòa, gắn bó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo. Những hoạt động văn hóa lành mạnh, công tác giữ vững an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư càng dễ dàng thực hiện hơn bởi có các tiến bộ công nghệ số đồng hành.
Nguồn:baothanhhoa.vn

Điển hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cấp thôn

Đăng lúc: 31/05/2023 11:01:14 (GMT+7)

Ở cấp thôn đã có hệ thống wifi miễn phí để bà con truy cập thông tin. Bộ máy tính lắp đặt ở nhà văn hóa cho bà con thực hiện các dịch vụ hành chính công mà không cần đến trụ sở UBND xã. Trưởng thôn chỉ cần điều hành hệ thống loa truyền thanh, hệ thống camera an ninh, hệ thống điện chiếu sáng công cộng bằng điện thoại di động... Những tiến bộ trên đã đi vào thực tiễn ở thôn 4, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) nhờ phát triển các tiêu chí nông thôn mới (NTM) thông minh.

thieu-trung camera vè nhà văn hoá.jpg

Những hàng cây xanh ven nhiều tuyến đường rộng mở đã làm dịu đi phần nào cái nắng như thiêu đốt những ngày đầu hè ở thôn 4, xã Thiệu Trung. Đây là thôn NTM kiểu mẫu, được xã chọn làm điển hình trong chuyển đổi số để tiến tới nhân rộng, xây dựng NTM thông minh cho toàn xã.
Vào mỗi buổi chiều, ông trưởng thôn Nguyễn Xuân Giao chỉ cần mở app trong điện thoại cá nhân là hệ thống loa truyền thanh của thôn tự động phát đi bản tin được viết sẵn. Ông trưởng thôn còn biết ứng dụng các phần mềm trên mạng để chọn giọng đọc nam, nữ tự động đọc cho bản tin của mình viết ra. Gần tối, việc bật hệ thống bóng điện chiếu sáng quanh làng cũng được ông điều khiển qua điện thoại mà không phải đi từng cột bật từng công tắc như trước kia. Gần đây, thôn còn lắp đặt hệ thống pin mặt trời trong chiếu sáng công cộng với hệ thống cài đặt thời gian phát sáng để hạn chế sử dụng điện lưới quốc gia, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường. Cùng chúng tôi đi thăm các tuyến đường, các cán bộ thôn ở đây còn chỉ hệ thống camera an ninh được thu tín hiệu dữ liệu về các điện thoại cán bộ và máy tính chung của thôn. Do vậy, ngay trong đêm, cán bộ và người dân có thể giám sát tình hình an ninh ngay tại nhà qua điện thoại.
Những tiến bộ trong chuyển đổi số ở đây còn được ứng dụng vào khâu điều hành, thực hiện các công việc của thôn và tương tác với UBND và lãnh đạo xã. Ngoài chi bộ thôn, người dân trong thôn có nhóm zalo riêng với 231 thành viên để trao đổi, đề đạt nguyện vọng, kêu gọi hội họp mà không phải đi từng nhà như trước đây. Thôn cũng có các nhóm zalo và ứng dụng các nền tảng số để truyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân như: zalo “Làng Diên Hào”, zalo “Chi bộ 4”, nhóm facebook “Đất và người Diên Hào”. Ngoài ra, thôn còn lập các nhóm nội bộ cho con em xa quê, các chi hội trong thôn để dễ dàng trao đổi công việc, kêu gọi thực hiện các chủ trương, công việc chung...
Tại khu vực nhà văn hóa thôn, hệ thống mạng wifi phát miễn phí để phục vụ bà con địa phương tra cứu các thông tin, truy cập các hình thức giải trí. Bộ máy tính kết nối mạng ở nhà văn hóa thôn được sử dụng hiệu quả trong việc phục vụ bà con đăng ký các dịch vụ hành chính công với xã. Với vốn kiến thức tin học học được, ông trưởng thôn và nhiều người trong thôn đã thuần thục thực hiện phần mềm và có thể hướng dẫn những người già thực hiện nhiều thủ tục liên quan đến đăng ký hay xin giấy tờ về hộ tịch hộ khẩu, đề xuất muốn công chứng giấy tờ hay giao dịch khác với cán bộ xã để được hẹn giờ cụ thể lên UBND xã... Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu của thôn là 252/336 người, đạt tỷ lệ 75%.
Một tiến bộ khác đáng ghi nhận là người dân trong thôn được khuyến khích đóng tiền điện, tiền nước, tiền rác, tiền học phí cho con em qua tài khoản ngân hàng bằng điện thoại và ví điện tử. Theo trưởng thôn Nguyễn Xuân Giao: Cả thôn 4 hiện có 200 hộ dân với khoảng 800 nhân khẩu. Sau khi được hướng dẫn và khuyến khích, hiện có khoảng 70% số hộ đã thanh toán các dịch vụ công bằng tài khoản qua điện thoại. Những hộ có ông bà già, chúng tôi yêu cầu con cái phải đứng ra áp dụng vì tiêu chí chung.
Ông Lê Văn Tuấn, sinh 1956, cho rằng: Tuy lớn tuổi, lúc đầu được kêu gọi thanh toán tiền điện, tiền nước và rác hằng tháng bằng tài khoản, tôi không tin mình có thể làm được, lại liên quan đến chuyện tiền nong nên sợ bị mất. Nhưng sau khi được tuyên truyền, tải phần mềm về, được hướng dẫn, thì việc thực hiện rất dễ. Thành ra, việc đóng tiền các dịch vụ hằng tháng trở nên tiện lợi hơn nhiều, không mất thời gian như trước kia.
Phát huy truyền thống của quê hương, trong những năm qua cán bộ và Nhân dân thôn 4, xã Thiệu Trung luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng NTM. Từ cuối năm 2021, thôn được UBND huyện Thiệu Hóa công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu. Nhiều mô hình kinh tế phát triển nên thu nhập bình quân đầu người ở đây liên tục tăng, đạt bình quân 61,6 triệu đồng/năm 2022. Cả thôn cũng chỉ còn 1 hộ nghèo theo dạng bảo trợ xã hội. Tuy là thôn thuần nông nhưng người dân ở đây sẵn sàng đồng hành với chính quyền địa phương để thí điểm một mô hình NTM thông minh chưa có tiền lệ.
Việc được lựa chọn làm thí điểm xây dựng thôn NTM thông minh đầu tiên của xã Thiệu Trung cũng như của huyện Thiệu Hóa càng trở thành động lực để Nhân dân trong thôn sống tình cảm, chan hòa, gắn bó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo. Những hoạt động văn hóa lành mạnh, công tác giữ vững an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư càng dễ dàng thực hiện hơn bởi có các tiến bộ công nghệ số đồng hành.
Nguồn:baothanhhoa.vn
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)