DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO SẢN XUẤT, KINH DOANH
Ngày 04/11/2022 16:55:31
(Baothanhhoa.vn) - Số hóa và công nghệ thông tin có thể giúp cho doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc. Đồng thời, là giải pháp liên kết hữu hiệu giữa người sản xuất và tiêu dùng. Nắm bắt được “chìa khóa” này, các DN ở Thanh Hóa đã chủ động tìm hiểu, trang bị, đầu tư giải pháp tích hợp công nghệ số nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế số ngày càng mạnh
Xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để tạo lợi thế cạnh tranh, trong những năm gần đây, Công ty Xăng dầu Thanh Hóa luôn chú trọng lựa chọn, áp dụng các giải pháp công nghệ số thích hợp vào hoạt động kinh doanh. Điểm nhấn trong các giải pháp này là việc triển khai các ứng dụng như quản trị nguồn nhân lực, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, lắp đặt hệ thống camera giám sát tự động, giám sát cột bơm xăng tại các cửa hàng, hệ thống đo bể xăng dầu tự động... Việc triển khai các giải pháp số hóa đã đem lại nhiều lợi ích, tiết giảm chi phí cho DN. Điển hình như trước kia, mỗi khi cần xác định lượng xăng dầu, nhân viên phải mở bể ra đo nhưng hiện nay, nhờ có hệ thống tự động hóa, số lượng cũng như chất lượng xăng dầu được thể hiện trên màn hình máy tính, thuận lợi cho việc theo dõi, chủ động nhập hàng.
Tại Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo), nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực quản trị nội bộ, mới đây, công ty đã triển khai áp dụng phần mềm kiểm kê vật tư, tài sản công cụ dụng cụ bằng công nghệ mã vạch QR Code tích hợp với hệ thống ERP. Đây là công nghệ giúp quá trình theo dõi, quản lý vật tư thiết bị và tài sản công cụ dụng cụ của công ty được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và tập trung, khắc phục các hạn chế trong quá trình quản lý truyền thống trước kia (chủ yếu nhập liệu bằng tay và lưu trữ trên file excell, sổ sách, giấy tờ...). Với việc áp dụng phần mềm và các thiết bị điện tử thông minh, các thông tin liên quan đến vật tư thiết bị, công cụ dụng cụ sẽ được đẩy lên hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi. Công tác tra cứu, tìm kiếm nhận dạng để xuất vật tư thiết bị được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Việc kiểm soát vật tư, công cụ dụng cụ nhập - xuất - tồn chính xác tuyệt đối và khoa học, tránh được thất thoát, nhầm lẫn vật tư. Đại diện Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, chia sẻ: Việc áp dụng công nghệ số trong quản lý, sử dụng, vận hành phần mềm kiểm kê vật tư, tài sản, công cụ dụng cụ bằng mã QR code tích hợp hệ thống ERP cùng những phần mềm ứng dụng khác đã và đang mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây còn là tiền đề quan trọng để TSHPCo thúc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số toàn diện, đáp ứng các mục tiêu sản xuất, kinh doanh mà đơn vị đề ra.
Cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn thực hiện quét mã QR code trong quy trình quản trị nội bộ.
Bài và ảnh: Tùng Lâm
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, hiện nay khá nhiều DN cũng đã ứng dụng và triển khai thành công các công nghệ mới vào quy trình sản xuất như: công nghệ sử dụng robot nâng thay thế sức người, công nghệ quản trị, kiểm soát nguyên liệu đầu vào, hàng hóa tồn kho... Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Vicenza, cho biết: DN đã từng bước tiến hành chuyển đổi số từ công tác quản trị nhân lực đến quy trình sản xuất. Hiện nay, tất cả các thông số trong quá trình sản xuất đều được giám sát, chuyển về các điện thoại di động. Bất cứ khi nào cần thiết, ban lãnh đạo cũng có thể kiểm tra được nguyên liệu, tình hình sản xuất, thiết kế... Từ đó, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực và giảm hao phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo đánh giá của Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa, từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, trong bối cảnh nhiều thách thức, các DN ngày càng nhận biết và đánh giá xứng tầm vai trò của chuyển đổi số. Đến nay, ngoài ứng dụng công nghệ thông tin đơn thuần, nhiều DN đã từng bước thực hiện các quy trình chuyển đổi số cao hơn, như: số hóa quy trình quản trị, vận hành DN, sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự từ xa, quản lý chứng từ, kho hàng, chuyển đổi số bán hàng và marketing, đẩy mạnh thương mại điện tử, ứng dụng thanh toán điện tử, đầu tư máy móc, dây chuyền tự động hóa vào sản xuất... Theo tính toán của các DN, việc chuyển đổi số giúp DN có thể cắt giảm, tiết kiệm từ 30 đến 70% thời gian, chi phí ở một số quy trình so với trước khi thực hiện chuyển đổi số.
Hiện nay, Hiệp hội DN tỉnh đang tiếp tục phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị cung ứng dịch vụ chuyển đổi số tư vấn lộ trình chuyển đổi số phù hợp; những khó khăn, vướng mắc trong lộ trình thực hiện; đồng thời, hỗ trợ DN các thông tin về nắm bắt và tiếp cận chính sách về chuyển đổi số.
Tin cùng chuyên mục
-
NHẬN BIẾT CÁC SỐ ĐIỆN THOẠI LỪA ĐẢO
15/01/2025 10:15:12 -
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển từ xu hướng IoT 2024
05/12/2024 14:12:06 -
Tạo đột phá trong phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia
05/12/2024 14:12:06 -
Xu hướng chuyển đổi số nổi bật trong năm 2024 và những năm tới
05/12/2024 14:03:32
DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO SẢN XUẤT, KINH DOANH
Đăng lúc: 04/11/2022 16:55:31 (GMT+7)
(Baothanhhoa.vn) - Số hóa và công nghệ thông tin có thể giúp cho doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc. Đồng thời, là giải pháp liên kết hữu hiệu giữa người sản xuất và tiêu dùng. Nắm bắt được “chìa khóa” này, các DN ở Thanh Hóa đã chủ động tìm hiểu, trang bị, đầu tư giải pháp tích hợp công nghệ số nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế số ngày càng mạnh
Xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để tạo lợi thế cạnh tranh, trong những năm gần đây, Công ty Xăng dầu Thanh Hóa luôn chú trọng lựa chọn, áp dụng các giải pháp công nghệ số thích hợp vào hoạt động kinh doanh. Điểm nhấn trong các giải pháp này là việc triển khai các ứng dụng như quản trị nguồn nhân lực, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, lắp đặt hệ thống camera giám sát tự động, giám sát cột bơm xăng tại các cửa hàng, hệ thống đo bể xăng dầu tự động... Việc triển khai các giải pháp số hóa đã đem lại nhiều lợi ích, tiết giảm chi phí cho DN. Điển hình như trước kia, mỗi khi cần xác định lượng xăng dầu, nhân viên phải mở bể ra đo nhưng hiện nay, nhờ có hệ thống tự động hóa, số lượng cũng như chất lượng xăng dầu được thể hiện trên màn hình máy tính, thuận lợi cho việc theo dõi, chủ động nhập hàng.
Tại Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo), nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực quản trị nội bộ, mới đây, công ty đã triển khai áp dụng phần mềm kiểm kê vật tư, tài sản công cụ dụng cụ bằng công nghệ mã vạch QR Code tích hợp với hệ thống ERP. Đây là công nghệ giúp quá trình theo dõi, quản lý vật tư thiết bị và tài sản công cụ dụng cụ của công ty được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và tập trung, khắc phục các hạn chế trong quá trình quản lý truyền thống trước kia (chủ yếu nhập liệu bằng tay và lưu trữ trên file excell, sổ sách, giấy tờ...). Với việc áp dụng phần mềm và các thiết bị điện tử thông minh, các thông tin liên quan đến vật tư thiết bị, công cụ dụng cụ sẽ được đẩy lên hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi. Công tác tra cứu, tìm kiếm nhận dạng để xuất vật tư thiết bị được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Việc kiểm soát vật tư, công cụ dụng cụ nhập - xuất - tồn chính xác tuyệt đối và khoa học, tránh được thất thoát, nhầm lẫn vật tư. Đại diện Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, chia sẻ: Việc áp dụng công nghệ số trong quản lý, sử dụng, vận hành phần mềm kiểm kê vật tư, tài sản, công cụ dụng cụ bằng mã QR code tích hợp hệ thống ERP cùng những phần mềm ứng dụng khác đã và đang mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây còn là tiền đề quan trọng để TSHPCo thúc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số toàn diện, đáp ứng các mục tiêu sản xuất, kinh doanh mà đơn vị đề ra.
Cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn thực hiện quét mã QR code trong quy trình quản trị nội bộ.
Bài và ảnh: Tùng Lâm
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, hiện nay khá nhiều DN cũng đã ứng dụng và triển khai thành công các công nghệ mới vào quy trình sản xuất như: công nghệ sử dụng robot nâng thay thế sức người, công nghệ quản trị, kiểm soát nguyên liệu đầu vào, hàng hóa tồn kho... Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Vicenza, cho biết: DN đã từng bước tiến hành chuyển đổi số từ công tác quản trị nhân lực đến quy trình sản xuất. Hiện nay, tất cả các thông số trong quá trình sản xuất đều được giám sát, chuyển về các điện thoại di động. Bất cứ khi nào cần thiết, ban lãnh đạo cũng có thể kiểm tra được nguyên liệu, tình hình sản xuất, thiết kế... Từ đó, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực và giảm hao phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo đánh giá của Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa, từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, trong bối cảnh nhiều thách thức, các DN ngày càng nhận biết và đánh giá xứng tầm vai trò của chuyển đổi số. Đến nay, ngoài ứng dụng công nghệ thông tin đơn thuần, nhiều DN đã từng bước thực hiện các quy trình chuyển đổi số cao hơn, như: số hóa quy trình quản trị, vận hành DN, sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự từ xa, quản lý chứng từ, kho hàng, chuyển đổi số bán hàng và marketing, đẩy mạnh thương mại điện tử, ứng dụng thanh toán điện tử, đầu tư máy móc, dây chuyền tự động hóa vào sản xuất... Theo tính toán của các DN, việc chuyển đổi số giúp DN có thể cắt giảm, tiết kiệm từ 30 đến 70% thời gian, chi phí ở một số quy trình so với trước khi thực hiện chuyển đổi số.
Hiện nay, Hiệp hội DN tỉnh đang tiếp tục phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị cung ứng dịch vụ chuyển đổi số tư vấn lộ trình chuyển đổi số phù hợp; những khó khăn, vướng mắc trong lộ trình thực hiện; đồng thời, hỗ trợ DN các thông tin về nắm bắt và tiếp cận chính sách về chuyển đổi số.