Hơn 90 bộ, ngành, địa phương, tổ chức kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia
Ngày 04/07/2023 14:34:00
Theo báo cáo mới nhất của Bộ TT&TT, hiện “Tổng số giao dịch thông qua NDXP trong năm 2023 (tính đến ngày 07/6/2023) là: 261.578.283 (trong đó, 253.945.769 giao dịch thành công, 7.632.514 giao dịch thất bại (lỗi)), góp phần tiết kiệm khoảng 25 tỷ đồng”.
Theo Bộ TT&TT, việc chia sẻ dữ liệu quốc gia vào sử dụng, phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp (DN) đã đạt được những kết quả tích cực nhất định.
Cụ thể, đã có hơn 90 bộ, ngành, địa phương, tổ chức, DN kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); có 09 cơ sở dữ liệu (CSDL), 14 hệ thống thông tin (HTTT) đã kết nối, cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên NDXP.
“Tổng số giao dịch thông qua NDXP trong năm 2023 (tính đến ngày 07/6/2023) là: 261.578.283 (trong đó, 253.945.769 giao dịch thành công, 7.632.514 giao dịch thất bại (lỗi)), góp phần tiết kiệm khoảng 25 tỷ đồng”, theo Bộ TT&TT.
Cũng được coi là các đơn vị, địa phương tiêu biểu, điển hình có số lượt sử dụng dịch vụ chia sẻ dữ liệu (giao dịch) cao nhất qua NDXP năm 2023 (tính đến ngày 07/6/2023) phải kể đến là: Bộ Công An (45.872.538 giao dịch); Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) (32.782.601giao dịch); Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam (25.817.055 giao dịch); Bộ Giáo dục và Đào tạo (25.274.838 giao dịch); Kiểm toán nhà nước (11.339.944 giao dịch); Lào Cai (42.484.058 giao dịch); Quảng Bình (11.663.606 giao dịch); Đắk Lắk (10.885.372 giao dịch)…
Như vậy, trong kết quả tổng thể chung ấy, một lần nữa khẳng định hiệu quả ban đầu mang lại rất lớn, góp phần tiết kiệm thời gian của xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công (DVC), người dân, DN; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ dựa trên dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; cho phép thu thập dữ liệu từ các đối tượng từ khu vực tư mà cơ quan nhà nước cần quản lý phục vụ việc giám sát thực thi pháp luật, điều hành chính sách vĩ mô; tăng cường hiệu quả khai thác các dữ liệu dùng chung trong nội bộ, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí...
Đặc biệt, với kết quả tạo ra sẽ giúp hình thành, phát triển các dịch vụ, tiện ích theo hướng lấy người dân, DN làm trung tâm, người dân, DN không phải kê khai, cung cấp thông tin thủ công nhiều lần, đi lại nhiều nơi và lâu dài cho phép cung cấp dữ liệu mở ra bên ngoài phục vụ khu vực tư xây dựng, phát triển hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ mới cho xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, theo Bộ TT&TT, cũng còn những mặt hạn chế, khó khăn như: Còn thiếu các căn cứ pháp lý về việc sử dụng dữ liệu trong các CSDL, HTTT chuyên ngành có giá trị chứng minh, tương đương với giấy tờ bản giấy là chưa đầy đủ, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực; các CSDL Quốc gia, CSDL chuyên ngành, HTTT có quy mô từ trung ương đến địa phương có tính chất nền tảng chậm được triển khai, đưa vào khai thác trên quy mô quốc gia; các cơ quan không chủ động, chưa tự nguyện mở dữ liệu cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, DN khai thác do lo ngại về tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu…
Bên cạnh đó, nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa xác định rõ mục đích, nhu cầu cụ thể, thường mong muốn lấy nguyên CSDL của cơ quan khác; phần lớn các CSDL, HTTT được thiết kế, xây dựng phục vụ theo mục đích của cơ quan chủ quản, được phát triển từ hệ thống nghiệp vụ đã có, sử dụng nhiều công nghệ, tiêu chuẩn khác nhau và chưa được đánh giá, thiết kế, xây dựng, để dùng chung, chia sẻ ra bên ngoài ngay từ ban đầu.
“Điều này dẫn đến, khi kết nối, chia sẻ dữ liệu thì cần chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống . Việc này không tự thực hiện được mà cần thông qua việc đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ; cần có kinh phí, thời gian để thực hiện, trong khi nhu cầu thực tế thường phải triển khai ngay, có kết quả sớm” , Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Hơn nữa còn hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm ứng dụng, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) (hạn chế kinh phí đầu tư, thiếu điều kiện để nâng cấp, cập nhật, gia hạn bản quyền); việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu phục vụ chia sẻ vẫn chưa được các cơ quan chủ quản các CSDL, HTTT quan tâm đúng mực; chưa có cơ chế, quy định chung về kinh phí vận hành duy trì, thu phí/giá/chi phí phục vụ kết nối, khai thác các CSDL Quốc gia, CSDL chuyên ngành, HTTT quốc gia, chia sẻ dữ liệu qua các nền tảng để bảo đảm có nguồn lực quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm ATTT mạng; dẫn đến dữ liệu không đáp ứng các yêu cầu “đúng, đủ, sạch, sống”, “dọc ngang thông suốt”…
Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ TT&TT đề xuất, kiến nghị: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành danh mục CSDL dùng chung, công khai thông tin về dịch vụ chia sẻ dữ liệu theo phạm vi quản lý của mình theo quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP. Các Bộ ban hành trước, gửi cho Bộ TT&TT tổng hợp, công khai trên toàn quốc để các địa phương làm căn cứ xác định các CSDL của mình bảo đảm đồng bộ, tránh chồng lấn. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hoàn thành ngay trong năm 2023.
Đồng thời, các cơ quan nhà nước hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn HTTT phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn HTTT theo cấp độ cho tất cả các HTTT, CSDL chuyên ngành, CSDL Quốc gia cần kết nối, chia sẻ với các CSDL Quốc gia; ưu tiên nguồn lực, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, giải pháp về ATTT cho các HTTT, CSDL đang vận hành cần kết nối, chia sẻ với các CSDL Quốc gia nhằm đáp ứng đầy đủ phương án bảo đảm an toàn HTTTT theo cấp độ…
Đặc biệt, các giải pháp bộ, ngành, địa phương triển khai thường xuyên, liên tục việc: Rà soát, hoàn hiện các văn bản pháp lý cho phép sử dụng dữ liệu chia sẻ có giá trị pháp lý tương đương với các thông tin, dữ liệu được chia sẻ thông qua văn bản hành chính; rà soát các CSDL của mình, xây dựng và công bố các dịch vụ chia sẻ dữ liệu; chủ động rà soát các dự án đã, đang và sẽ đầu tư về công nghệ thông tin, CĐS theo hướng kết nối, sử dụng lại dữ liệu đã có trong các CSDL Quốc gia, HTTT quốc gia.
“Cần phối hợp với Bộ TT&TT để thực hiện tốt công tác về truyền thông, định hướng cho xã hội về lợi ích của dữ liệu, kết nối, khơi thông dòng chảy dữ liệu như là một trong các điều kiện tiên quyết thúc đẩy CĐS nhanh, giúp khơi thông dòng chảy vật chất, qua đó mang lại những đóng góp cho xã hội nói chung, cũng như đối của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, tổ chức, mỗi cơ quan nhà nước nói riêng”, Bộ TT&TT đề nghị.
Nguồn tin chuyển đổi số tinh Thanh Hoá
Tin cùng chuyên mục
-
NHẬN BIẾT CÁC SỐ ĐIỆN THOẠI LỪA ĐẢO
15/01/2025 10:15:12 -
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển từ xu hướng IoT 2024
05/12/2024 14:12:06 -
Tạo đột phá trong phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia
05/12/2024 14:12:06 -
Xu hướng chuyển đổi số nổi bật trong năm 2024 và những năm tới
05/12/2024 14:03:32
Hơn 90 bộ, ngành, địa phương, tổ chức kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia
Đăng lúc: 04/07/2023 14:34:00 (GMT+7)
Theo báo cáo mới nhất của Bộ TT&TT, hiện “Tổng số giao dịch thông qua NDXP trong năm 2023 (tính đến ngày 07/6/2023) là: 261.578.283 (trong đó, 253.945.769 giao dịch thành công, 7.632.514 giao dịch thất bại (lỗi)), góp phần tiết kiệm khoảng 25 tỷ đồng”.
Theo Bộ TT&TT, việc chia sẻ dữ liệu quốc gia vào sử dụng, phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp (DN) đã đạt được những kết quả tích cực nhất định.
Cụ thể, đã có hơn 90 bộ, ngành, địa phương, tổ chức, DN kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); có 09 cơ sở dữ liệu (CSDL), 14 hệ thống thông tin (HTTT) đã kết nối, cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên NDXP.
“Tổng số giao dịch thông qua NDXP trong năm 2023 (tính đến ngày 07/6/2023) là: 261.578.283 (trong đó, 253.945.769 giao dịch thành công, 7.632.514 giao dịch thất bại (lỗi)), góp phần tiết kiệm khoảng 25 tỷ đồng”, theo Bộ TT&TT.
Cũng được coi là các đơn vị, địa phương tiêu biểu, điển hình có số lượt sử dụng dịch vụ chia sẻ dữ liệu (giao dịch) cao nhất qua NDXP năm 2023 (tính đến ngày 07/6/2023) phải kể đến là: Bộ Công An (45.872.538 giao dịch); Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) (32.782.601giao dịch); Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam (25.817.055 giao dịch); Bộ Giáo dục và Đào tạo (25.274.838 giao dịch); Kiểm toán nhà nước (11.339.944 giao dịch); Lào Cai (42.484.058 giao dịch); Quảng Bình (11.663.606 giao dịch); Đắk Lắk (10.885.372 giao dịch)…
Như vậy, trong kết quả tổng thể chung ấy, một lần nữa khẳng định hiệu quả ban đầu mang lại rất lớn, góp phần tiết kiệm thời gian của xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công (DVC), người dân, DN; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ dựa trên dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; cho phép thu thập dữ liệu từ các đối tượng từ khu vực tư mà cơ quan nhà nước cần quản lý phục vụ việc giám sát thực thi pháp luật, điều hành chính sách vĩ mô; tăng cường hiệu quả khai thác các dữ liệu dùng chung trong nội bộ, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí...
Đặc biệt, với kết quả tạo ra sẽ giúp hình thành, phát triển các dịch vụ, tiện ích theo hướng lấy người dân, DN làm trung tâm, người dân, DN không phải kê khai, cung cấp thông tin thủ công nhiều lần, đi lại nhiều nơi và lâu dài cho phép cung cấp dữ liệu mở ra bên ngoài phục vụ khu vực tư xây dựng, phát triển hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ mới cho xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, theo Bộ TT&TT, cũng còn những mặt hạn chế, khó khăn như: Còn thiếu các căn cứ pháp lý về việc sử dụng dữ liệu trong các CSDL, HTTT chuyên ngành có giá trị chứng minh, tương đương với giấy tờ bản giấy là chưa đầy đủ, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực; các CSDL Quốc gia, CSDL chuyên ngành, HTTT có quy mô từ trung ương đến địa phương có tính chất nền tảng chậm được triển khai, đưa vào khai thác trên quy mô quốc gia; các cơ quan không chủ động, chưa tự nguyện mở dữ liệu cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, DN khai thác do lo ngại về tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu…
Bên cạnh đó, nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa xác định rõ mục đích, nhu cầu cụ thể, thường mong muốn lấy nguyên CSDL của cơ quan khác; phần lớn các CSDL, HTTT được thiết kế, xây dựng phục vụ theo mục đích của cơ quan chủ quản, được phát triển từ hệ thống nghiệp vụ đã có, sử dụng nhiều công nghệ, tiêu chuẩn khác nhau và chưa được đánh giá, thiết kế, xây dựng, để dùng chung, chia sẻ ra bên ngoài ngay từ ban đầu.
“Điều này dẫn đến, khi kết nối, chia sẻ dữ liệu thì cần chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống . Việc này không tự thực hiện được mà cần thông qua việc đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ; cần có kinh phí, thời gian để thực hiện, trong khi nhu cầu thực tế thường phải triển khai ngay, có kết quả sớm” , Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Hơn nữa còn hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, phần mềm ứng dụng, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) (hạn chế kinh phí đầu tư, thiếu điều kiện để nâng cấp, cập nhật, gia hạn bản quyền); việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu phục vụ chia sẻ vẫn chưa được các cơ quan chủ quản các CSDL, HTTT quan tâm đúng mực; chưa có cơ chế, quy định chung về kinh phí vận hành duy trì, thu phí/giá/chi phí phục vụ kết nối, khai thác các CSDL Quốc gia, CSDL chuyên ngành, HTTT quốc gia, chia sẻ dữ liệu qua các nền tảng để bảo đảm có nguồn lực quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm ATTT mạng; dẫn đến dữ liệu không đáp ứng các yêu cầu “đúng, đủ, sạch, sống”, “dọc ngang thông suốt”…
Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ TT&TT đề xuất, kiến nghị: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành danh mục CSDL dùng chung, công khai thông tin về dịch vụ chia sẻ dữ liệu theo phạm vi quản lý của mình theo quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP. Các Bộ ban hành trước, gửi cho Bộ TT&TT tổng hợp, công khai trên toàn quốc để các địa phương làm căn cứ xác định các CSDL của mình bảo đảm đồng bộ, tránh chồng lấn. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hoàn thành ngay trong năm 2023.
Đồng thời, các cơ quan nhà nước hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn HTTT phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn HTTT theo cấp độ cho tất cả các HTTT, CSDL chuyên ngành, CSDL Quốc gia cần kết nối, chia sẻ với các CSDL Quốc gia; ưu tiên nguồn lực, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, giải pháp về ATTT cho các HTTT, CSDL đang vận hành cần kết nối, chia sẻ với các CSDL Quốc gia nhằm đáp ứng đầy đủ phương án bảo đảm an toàn HTTTT theo cấp độ…
Đặc biệt, các giải pháp bộ, ngành, địa phương triển khai thường xuyên, liên tục việc: Rà soát, hoàn hiện các văn bản pháp lý cho phép sử dụng dữ liệu chia sẻ có giá trị pháp lý tương đương với các thông tin, dữ liệu được chia sẻ thông qua văn bản hành chính; rà soát các CSDL của mình, xây dựng và công bố các dịch vụ chia sẻ dữ liệu; chủ động rà soát các dự án đã, đang và sẽ đầu tư về công nghệ thông tin, CĐS theo hướng kết nối, sử dụng lại dữ liệu đã có trong các CSDL Quốc gia, HTTT quốc gia.
“Cần phối hợp với Bộ TT&TT để thực hiện tốt công tác về truyền thông, định hướng cho xã hội về lợi ích của dữ liệu, kết nối, khơi thông dòng chảy dữ liệu như là một trong các điều kiện tiên quyết thúc đẩy CĐS nhanh, giúp khơi thông dòng chảy vật chất, qua đó mang lại những đóng góp cho xã hội nói chung, cũng như đối của mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp, tổ chức, mỗi cơ quan nhà nước nói riêng”, Bộ TT&TT đề nghị.
Nguồn tin chuyển đổi số tinh Thanh Hoá
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)