Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154955

Ngành Tòa án nhân dân - mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành

Ngày 26/06/2024 08:05:37

Chiều 16/6/2024, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã dự Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành của ngành Tòa án nhân dân.

bộ 1.jpg
Hội nghị do Tòa án Nhân dân Tối cao tổ chức, kết nối trực tuyến với hơn 800 điểm cầu tòa án nhân dân các cấp trong toàn quốc. Cùng dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và ngành Tòa án.
Mở đầu sự kiện, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, Tòa án Nhân dân Tối cao được Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số lựa chọn tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành là một vinh dự lớn, một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa hoạt động Tòa án theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang mở ra nhiều cơ hội nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia và thực thi công lý trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc chuyển đổi số trong hệ thống tòa án trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
bộ 2.jpg
Thực tiễn quốc tế cho thấy những nước có nền khoa học tiên tiến và sớm chú trọng chuyển đổi số hoạt động xét xử đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc nâng cao yêu cầu hoạt động lĩnh vực này. Tại Việt Nam, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử đã được xác định là nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm. Thời gian qua Tòa án Nhân dân Tối cao đã đưa vào sử dụng nhiều hệ thống CNTT tiên tiến để giải quyết các công việc tòa án trên môi trường số, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của Tòa án.
Chuyển đổi số là kết quả của một quá trình liên tục. Chuyển đổi số không thể thành công nếu chỉ là phong trào
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đánh giá cao việc triển khai chuyển đổi số tại Tòa án Nhân dân Tối cao với những thành công bước đầu đáng ghi nhận. Thành công lớn nhất chính là việc chuyển đổi số đã trở thành công cụ làm việc hàng ngày của 12.000 cán bộ có chức danh tư pháp. Đây là kết quả của ba năm chuyển đổi số. Chuyển đổi số không thể thành công nếu chỉ là phong trào, đó phải là kết quả của một quá trình liên tục.
Ngay từ đầu, Tòa án Nhân dân Tối cao đã lựa chọn đối tác chiến lược để đồng hành, vì chuyển đổi số không phải là mua một phần mềm về sử dụng mà là phát triển các phần mềm cho chính mình. Phần mềm chuyển đổi số không phải là viết ra là xong mà sẽ được hoàn thiện trong quá trình sử dụng. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp công nghệ số và cơ quan nhà nước, phải đi cùng nhau trên một chặng đường dài và trở thành đối tác chiến lược của nhau.
Cơ quan nhà nước phải đặt rõ bài toán cho doanh nghiệp công nghệ số, dạy nghề, dạy chuyên môn ngành mình cho doanh nghiệp, đưa dữ liệu, đưa trí thức ngành cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển sản phẩm, rồi sau đó trực tiếp dùng sản phẩm hàng ngày và liên tục đưa ra các yêu cầu hoàn thiện sản phẩm. Đó là yêu cầu đối với cơ quan nhà nước để chuyển đổi số thành công. Phần mềm đã viết xong nhưng làm cho nó thông minh lên từng ngày lại chính là việc của cơ quan nhà nước. Bộ trưởng đưa ra ví dụ, sau hơn hai năm Tòa án Nhân dân Tối cao sử dụng hệ thống, số người dùng hệ thống đã đưa lên 27.000 tình huống pháp lý khó để được tư vấn, và từ đây đã hình thành 18.000 tình huống chuẩn hóa và được nhập vào hệ thống để tham khảo cho về sau, làm giàu thêm tri thức của ngành Tòa án.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong giai đoạn đầu, những người thông thái nhất của tổ chức phải dạy, phải truyền kiến thức của mình cho phần mềm chuyển đổi số, trợ lý ảo để những người khác trong tổ chức được sử dụng. Nhân viên khi sử dụng trợ lý ảo để giải quyết công việc hằng ngày của mình thì sẽ phát hiện những cái mà trợ lý ảo chưa biết rồi đi tìm tri thức để bổ sung cho trợ lý ảo. Ở giai đoạn sau, khi trợ lý ảo đã đưa vào sử dụng thì người làm cho trợ lý thông minh lên lại chính là những người sử dụng.
Chuyển đổi số không chỉ là việc tự động hóa cái mình đang làm, tự động hóa quy trình cũ mà là một cuộc cách mạng về cách làm, cách vận hành tổ chức, là một cuộc cách mạng vì sự thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ. Bởi vậy, phải cần đến người đứng đầu. Việc Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao trực tiếp làm dự án chuyển đổi số đầu tiên, trực tiếp chỉ đạo công cuộc chuyển đổi số ngành Tòa án là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi số thành công
.bộ 3.jpg
Chuyển đổi số của Tòa án Nhân dân Tối cao ngay từ đầu đã tập trung vào phục vụ đối tượng trung tâm là cán bộ, công chức của Tòa án, tạo ra các công cụ số, trợ lý ảo để giảm tải công việc, giảm thời gian làm việc, tăng chất lượng công việc cho họ. Chuyển đổi số mà không được cán bộ, công chức ủng hộ, không được họ dùng hàng ngày thì sẽ không thành công.
Chuyển đổi số đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xu thế tất yếu và yêu cầu khách quan trong sự phát triển của đất nước. Chuyển đổi số là công việc vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừa cần theo dõi, đánh giá, đôn đốc và triển khai quyết liệt, hiệu quả.
"Việt Nam xác định chuyển đổi số phải toàn dân, toàn diện, với người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực. Do đó, chuyển đổi số đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng", Thủ tướng cho biết.
Đề án 06 được xem là nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để thay đổi cách sống, làm việc và sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp dựa trên công nghệ số.
bộ 4.jpg
Xây dựng tòa án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt
Thủ tướng nhấn mạnh, công tác xây dựng tòa án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong tiến trình cải cách tư pháp, là nhiệm vụ cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tòa án, củng cố niềm tin của người dân vào pháp luật và công lý.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số của ngành Tòa án. Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn và thách thức trong chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số ngành Tòa án nói riêng, như việc xây dựng, hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số còn chậm và chất lượng cung cấp dịch vụ tư pháp công trực tuyến chưa cao, hạ tầng số chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu, số hóa dữ liệu còn nhiều hạn chế; an ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức…
bộ 5.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành Tòa án tiếp tục phát huy mạnh mẽ chuyển đổi số, xây dựng tòa án điện tử với tinh thần "5 đẩy mạnh" gồm: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách trong chuyển đổi số, xây dựng tòa án điện tử; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng trong xây dựng tòa án điện tử và bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin trong mọi tình huống; đẩy mạnh tạo lập dữ liệu số, phát triển nhân lực số, kỹ năng số và bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển tòa án điện tử; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong ngành Tòa án để mọi cán bộ, công chức, thẩm phán đồng lòng hưởng ứng tham gia tiến trình chuyển đổi số và xây dựng tòa án điện tử.
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng, ngành Tòa án sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng tòa án điện tử theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW của Trung ương, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là: "Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân".
Một số kết quả nổi bật trong hoạt động chuyển đổi số của ngành Tòa án
-Ngành Tòa án đã triển khai xây dựng nhiều nền tảng số trong quản lý hoạt động của ngành Tòa án nhân dân như: Về các hoạt động tố tụng, quản lý công việc, công tác chỉ đạo điều hành, quản lý nhân sự, quản lý và lưu trữ hồ sơ vụ án, quản lý tài sản, họp, hội nghị trực tuyến, thống kê, tổng hợp, giám sát thông tin về tòa án trên không gian mạng và giám sát và điều hành hoạt động tòa án nhân dân…
- Đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm cung cấp dịch vụ tư pháp công theo hướng hiện đại, thuận lợi, tiết kiệm và công khai, minh bạch trên môi trường điện tử; triển khai nhiều dịch vụ tư pháp công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, với hơn 1,4 triệu bản án, quyết định được công bố và phục vụ hơn 180 triệu lượt truy cập tra cứu, khai thác.
-Xét xử trực tuyến đã được triển khai tại tòa án các cấp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội. Theo đó, từ đầu năm 2022 đến nay, tòa án nhân dân các cấp đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức xét xử trực tuyến được gần 20.000 vụ án, tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng.
-Bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo và xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán; đã tích hợp trên 168.000 văn bản, trên 1,4 triệu bản án, trên 24.000 câu giải đáp tình hình pháp lý. Đến nay đã có trên 5,7 triệu lượt hỏi đáp, trung bình từ 10.000-15.000 lượt/ngày.
Giang Phạm

Ngành Tòa án nhân dân - mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành

Đăng lúc: 26/06/2024 08:05:37 (GMT+7)

Chiều 16/6/2024, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã dự Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành của ngành Tòa án nhân dân.

bộ 1.jpg
Hội nghị do Tòa án Nhân dân Tối cao tổ chức, kết nối trực tuyến với hơn 800 điểm cầu tòa án nhân dân các cấp trong toàn quốc. Cùng dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và ngành Tòa án.
Mở đầu sự kiện, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, Tòa án Nhân dân Tối cao được Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số lựa chọn tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp Bộ, ngành là một vinh dự lớn, một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa hoạt động Tòa án theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang mở ra nhiều cơ hội nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia và thực thi công lý trên thế giới. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc chuyển đổi số trong hệ thống tòa án trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
bộ 2.jpg
Thực tiễn quốc tế cho thấy những nước có nền khoa học tiên tiến và sớm chú trọng chuyển đổi số hoạt động xét xử đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc nâng cao yêu cầu hoạt động lĩnh vực này. Tại Việt Nam, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử đã được xác định là nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm. Thời gian qua Tòa án Nhân dân Tối cao đã đưa vào sử dụng nhiều hệ thống CNTT tiên tiến để giải quyết các công việc tòa án trên môi trường số, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của Tòa án.
Chuyển đổi số là kết quả của một quá trình liên tục. Chuyển đổi số không thể thành công nếu chỉ là phong trào
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đánh giá cao việc triển khai chuyển đổi số tại Tòa án Nhân dân Tối cao với những thành công bước đầu đáng ghi nhận. Thành công lớn nhất chính là việc chuyển đổi số đã trở thành công cụ làm việc hàng ngày của 12.000 cán bộ có chức danh tư pháp. Đây là kết quả của ba năm chuyển đổi số. Chuyển đổi số không thể thành công nếu chỉ là phong trào, đó phải là kết quả của một quá trình liên tục.
Ngay từ đầu, Tòa án Nhân dân Tối cao đã lựa chọn đối tác chiến lược để đồng hành, vì chuyển đổi số không phải là mua một phần mềm về sử dụng mà là phát triển các phần mềm cho chính mình. Phần mềm chuyển đổi số không phải là viết ra là xong mà sẽ được hoàn thiện trong quá trình sử dụng. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp công nghệ số và cơ quan nhà nước, phải đi cùng nhau trên một chặng đường dài và trở thành đối tác chiến lược của nhau.
Cơ quan nhà nước phải đặt rõ bài toán cho doanh nghiệp công nghệ số, dạy nghề, dạy chuyên môn ngành mình cho doanh nghiệp, đưa dữ liệu, đưa trí thức ngành cho doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển sản phẩm, rồi sau đó trực tiếp dùng sản phẩm hàng ngày và liên tục đưa ra các yêu cầu hoàn thiện sản phẩm. Đó là yêu cầu đối với cơ quan nhà nước để chuyển đổi số thành công. Phần mềm đã viết xong nhưng làm cho nó thông minh lên từng ngày lại chính là việc của cơ quan nhà nước. Bộ trưởng đưa ra ví dụ, sau hơn hai năm Tòa án Nhân dân Tối cao sử dụng hệ thống, số người dùng hệ thống đã đưa lên 27.000 tình huống pháp lý khó để được tư vấn, và từ đây đã hình thành 18.000 tình huống chuẩn hóa và được nhập vào hệ thống để tham khảo cho về sau, làm giàu thêm tri thức của ngành Tòa án.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong giai đoạn đầu, những người thông thái nhất của tổ chức phải dạy, phải truyền kiến thức của mình cho phần mềm chuyển đổi số, trợ lý ảo để những người khác trong tổ chức được sử dụng. Nhân viên khi sử dụng trợ lý ảo để giải quyết công việc hằng ngày của mình thì sẽ phát hiện những cái mà trợ lý ảo chưa biết rồi đi tìm tri thức để bổ sung cho trợ lý ảo. Ở giai đoạn sau, khi trợ lý ảo đã đưa vào sử dụng thì người làm cho trợ lý thông minh lên lại chính là những người sử dụng.
Chuyển đổi số không chỉ là việc tự động hóa cái mình đang làm, tự động hóa quy trình cũ mà là một cuộc cách mạng về cách làm, cách vận hành tổ chức, là một cuộc cách mạng vì sự thay đổi hơn là cuộc cách mạng về công nghệ. Bởi vậy, phải cần đến người đứng đầu. Việc Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao trực tiếp làm dự án chuyển đổi số đầu tiên, trực tiếp chỉ đạo công cuộc chuyển đổi số ngành Tòa án là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi số thành công
.bộ 3.jpg
Chuyển đổi số của Tòa án Nhân dân Tối cao ngay từ đầu đã tập trung vào phục vụ đối tượng trung tâm là cán bộ, công chức của Tòa án, tạo ra các công cụ số, trợ lý ảo để giảm tải công việc, giảm thời gian làm việc, tăng chất lượng công việc cho họ. Chuyển đổi số mà không được cán bộ, công chức ủng hộ, không được họ dùng hàng ngày thì sẽ không thành công.
Chuyển đổi số đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xu thế tất yếu và yêu cầu khách quan trong sự phát triển của đất nước. Chuyển đổi số là công việc vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừa cần theo dõi, đánh giá, đôn đốc và triển khai quyết liệt, hiệu quả.
"Việt Nam xác định chuyển đổi số phải toàn dân, toàn diện, với người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực. Do đó, chuyển đổi số đã đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng", Thủ tướng cho biết.
Đề án 06 được xem là nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để thay đổi cách sống, làm việc và sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp dựa trên công nghệ số.
bộ 4.jpg
Xây dựng tòa án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt
Thủ tướng nhấn mạnh, công tác xây dựng tòa án điện tử là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong tiến trình cải cách tư pháp, là nhiệm vụ cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tòa án, củng cố niềm tin của người dân vào pháp luật và công lý.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số của ngành Tòa án. Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn và thách thức trong chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số ngành Tòa án nói riêng, như việc xây dựng, hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số còn chậm và chất lượng cung cấp dịch vụ tư pháp công trực tuyến chưa cao, hạ tầng số chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu, số hóa dữ liệu còn nhiều hạn chế; an ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức…
bộ 5.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành Tòa án tiếp tục phát huy mạnh mẽ chuyển đổi số, xây dựng tòa án điện tử với tinh thần "5 đẩy mạnh" gồm: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách trong chuyển đổi số, xây dựng tòa án điện tử; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng trong xây dựng tòa án điện tử và bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin trong mọi tình huống; đẩy mạnh tạo lập dữ liệu số, phát triển nhân lực số, kỹ năng số và bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển tòa án điện tử; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong ngành Tòa án để mọi cán bộ, công chức, thẩm phán đồng lòng hưởng ứng tham gia tiến trình chuyển đổi số và xây dựng tòa án điện tử.
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng, ngành Tòa án sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng tòa án điện tử theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW của Trung ương, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là: "Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân".
Một số kết quả nổi bật trong hoạt động chuyển đổi số của ngành Tòa án
-Ngành Tòa án đã triển khai xây dựng nhiều nền tảng số trong quản lý hoạt động của ngành Tòa án nhân dân như: Về các hoạt động tố tụng, quản lý công việc, công tác chỉ đạo điều hành, quản lý nhân sự, quản lý và lưu trữ hồ sơ vụ án, quản lý tài sản, họp, hội nghị trực tuyến, thống kê, tổng hợp, giám sát thông tin về tòa án trên không gian mạng và giám sát và điều hành hoạt động tòa án nhân dân…
- Đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm cung cấp dịch vụ tư pháp công theo hướng hiện đại, thuận lợi, tiết kiệm và công khai, minh bạch trên môi trường điện tử; triển khai nhiều dịch vụ tư pháp công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, với hơn 1,4 triệu bản án, quyết định được công bố và phục vụ hơn 180 triệu lượt truy cập tra cứu, khai thác.
-Xét xử trực tuyến đã được triển khai tại tòa án các cấp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội. Theo đó, từ đầu năm 2022 đến nay, tòa án nhân dân các cấp đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức xét xử trực tuyến được gần 20.000 vụ án, tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng.
-Bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo và xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán; đã tích hợp trên 168.000 văn bản, trên 1,4 triệu bản án, trên 24.000 câu giải đáp tình hình pháp lý. Đến nay đã có trên 5,7 triệu lượt hỏi đáp, trung bình từ 10.000-15.000 lượt/ngày.
Giang Phạm

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)