Thờigian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăngvới nhiều thủ đoạn mới, tinh vi và ngày càng đa dạng.Đối tượng thường lợi dụng lòng tham, niềm tin hoặc sự sợ hãi của bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Cơ quan Công an cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo:
1. Lừa đảo nhận quà từ nước ngoài: các đối tượng kết bạn qua zalo, Facebook giới thiệu là người nước ngoài để làm quen với bị hại, hứa hẹn chuyển đồ về cho bị hại một món hàng, quà, để có thể nhận quà thì bị hại phải chuyển tiền.
2. Lừa tuyển cộng tác viên bán hàng:
Các đối tượng mạo danh nhân viên các sàn thương mại điện tử như shopee; Tiki; Sendo; Lazada
tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán
..
3. Lừa đảo kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo
Lừa đảo kêu gọi người dân bỏ tiền tham gia đầu tư, mua bán, giao dịch các loại tiền ảo, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa trên các sàn giao dịch.
4. Lừa đảo trúng thưởng.
Các đối tượng sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook có giao diện giống như các công ty, tập đoàn kinh doanh, nhắn thông tin khuyến mại hoặc trúng thưởng đến người sử dụng, để tạo niềm tin các đối tượng đưa ra các phần quà có giá trị cao.
5. Lừa đặt cọc mua hàng nhằm chiếm đoạt tài sản:
Các đối tượng đăng tin bán ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ dùng
trên các trang mạng xã hội. sau khi nhận được tiền đặt cọc bằng hình thức chuyển khoản thì đối tượng dừng việc liên lạc.
6. Chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản cá nhân Zalo, Fcebook của người sử dụng, giả danh chủ tài khoản nhắn tin để vay tiền.
7. Lừa vay vốn qua mạng.
Lợi dụng tâm lý muốn được vay vốn với số tiền lớn, lãi xuất thấp, không cần thế chấp tài sản, thủ tục nhanh gọn, các đối tượng đã đăng tin cho vay vốn thông qua các ứng dụng.
8. Mạo danh thông báo của ngân hàng, tổ chức tín dụng chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản.
9. Lừa giả danh cơ quan Công an, viện kiểm sát, Tòa án: đối tượng giả danh là cán bộ công an, Viện kiểm sát, tòa án gọi điện với nạn nhân thông báo có liên quan đến vụ án hình sự ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia để gây sức ép, dọa nạt làm người dân hoang mang
..yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do bọn chúng cung cấp để phục vụ công tác điều tra sau đó chiếm đoạt tiền.
10. Lừa giả danh Cơ quan Công an thông báo tài khoản định danh, số căn cước bị sai và yêu cầu cài đặt tài khoản hoặc cung cấp các thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản.
11. Dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa: giả danh nhân vật có uy tín, sức ảnh hưởng liên hệ dịch vụ lấy lại tiền.
12. Thông báo khóa sim vì chưa chuẩn hóa thuê bao
Các đối tượng gọi điện thoại thông báo khóa dịch vụ viễn thông, nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ mất thông tin cá nhân.
13.Giả danh nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu: Lừa đảo người thân đang cấp cứu và chuyển tiền để mổ gấp.
Trên dây là một số phương thức thủ đoạn của tội phạm lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Khi phát hiện thông tin hãy thông báo cho Cơ quan Công an qua số điện thoại 0976668825 (Đ/c Hà Văn Khôi, Phó trưởng Công an xã).
Cơ quan Công an đưa ra 07 khuyến cáo để nhân dân nêu cao cảnh giác với các thủ đoạn trên:
1. Không truy cập vào đường link lạ, cài đặt phần mềm lạ, cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, trong bất kỳ trường hợp nào;
2. Không đăng tải thông tin cá nhân, hình ảnh nhạy cảm lên các nền tảng mạng xã hội;
3. Không tham gia các công việc online việc nhẹ lương cao, hoa hồng lớn;
4. Cảnh giác cao với các cuộc gọi vay tiền, nhờ chuyển tiền,…
5. Các cơ quan nhà nước làm việc với người dân bằng giấy mời, giấy triệu tập và tuyệt đối không yêu cầu người dân chuyển tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
6. Các trường hợp sự cố liên quan tới ngân hàng, nhà mạng hãy ra trực tiếp để được tư vấn, xử lý;
7. Tìm hiểu kỹ các sàn thương mại, giao dịch, ngoại hối,… trước khi đầu tư để tránh tiền mất tật mang.