Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154955

Thí điểm mô hình “3 không” trong chuyển đổi số

Ngày 12/07/2023 17:35:36

(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 1 tháng triển khai mô hình “3 không”, các địa phương thí điểm đã tích cực chuẩn bị các điều kiện, triển khai thực hiện mô hình, bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.

mo hình 3 không.jpg
Công an xã Thiệu Trung hướng dẫn người dân cài đặt và kích hoạt tài khoản định danh điện tử VneID.
Mô hình “3 không” (không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền) được triển khai thực hiện thí điểm tại 5 xã, phường gồm: Phường Điện Biên (TP Thanh Hóa); xã Quảng Lưu (Quảng Xương); xã Tây Hồ (Thọ Xuân); xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) và xã Nga Liên (Nga Sơn).
Thực hiện mô hình “3 không”, UBND xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) đã lập kế hoạch triển khai thực hiện, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phối hợp với các ngân hàng, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân. Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin (CNTT) tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Thực hiện thao tác ký số, thanh toán trực tuyến; phối hợp với VNPT cấp miễn phí chữ ký số điện tử cho người dân trong sử dụng dịch vụ công; tạo lập mã QR code thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ/cửa hàng; điểm thanh toán tiền điện... Sau khi tạo lập xong tài khoản, cài đặt các ứng dụng, phần mềm, cán bộ UBND xã phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân sử dụng một cách thành thạo để mang lại hiệu quả và tiện ích cho người dân. Ông Phạm Văn Ba, thôn 1, xã Thiệu Trung chia sẻ: “Tôi đến bộ phận một cửa xã Thiệu Trung để làm thủ tục chứng thực chữ ký. Tôi được cán bộ xã hướng dẫn tận tình và thực hiện nhanh chóng, thuận lợi. Ngoài ra, tôi cũng được cán bộ xã tuyên truyền, hướng dẫn tạo lập tài khoản để thanh toán các dịch vụ thiết yếu mà không cần dùng tiền mặt. Tôi thấy rất thuận tiện và nhanh chóng”.
Ông Trần Ngọc Tùng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, cho biết: 100% cán bộ, công chức xã, công an xã và tổ công nghệ số cộng đồng đã được huy động đến nhà văn hóa các thôn để hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng cần thiết, bất kể là ngày hay đêm. Đối với người cao tuổi sẽ thực hiện “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn nhiều lần, phấn đấu sẽ có từ 70- 80% người dân có thể sử dụng thành thạo.
Tương tự, tại xã Tây Hồ (Thọ Xuân), triển khai thí điểm mô hình “3 không”, tất cả người dân khi đến bộ phận một cửa để thực hiện thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch và cung cấp dữ liệu đất đai đều được cán bộ bộ phận một cửa hướng dẫn thực hiện qua internet. Ông Lê Đình Tú, Phó Chủ tịch UBND xã Tây Hồ cho biết: Sau khi rà soát kỹ lưỡng số công dân đủ 14 tuổi trở lên, có sử dụng điện thoại thông minh, UBND xã Tây Hồ đã phối hợp cùng lực lượng công an hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng định danh điện tử VneID và các ứng dụng thiết yếu khác, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, chính quyền các cấp khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Để việc triển khai mô hình “3 không” đạt hiệu quả, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cũng tích cực tập huấn và tham mưu quy trình triển khai mô hình phù hợp với thực tế của từng đơn vị. Các chương trình tập huấn được thực hiện để từng cán bộ cấp xã, thành viên tổ công nghệ số cộng đồng nắm sâu, hiểu kỹ về hệ thống ứng dụng cần cài đặt và cách sử dụng hiệu quả, an toàn.
Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng Phòng Quản lý CNTT, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa, cho biết: Qua công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương cài đặt ứng dụng, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã ghi nhận các khó khăn, vướng mắc thực tế phát sinh, từ đó tham mưu giải pháp cụ thể đối với từng địa phương cũng như kiến nghị với đơn vị cung cấp dịch vụ, đảm bảo mục tiêu kết thúc chương trình thí điểm, người dân vẫn sử dụng ứng dụng đã cài đặt một cách hiệu quả và an toàn.
Là một trong những đơn vị viễn thông - CNTT sở hữu hệ sinh thái chuyển đổi số, VNPT Thanh Hóa đã tích cực đồng hành cùng tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Hiện nay, VNPT Thanh Hóa đang tích cực đồng hành cùng chính quyền các cấp hướng dẫn người dân đăng ký dịch vụ chữ ký số trong các hoạt động chuyển đổi số tại các địa phương. Đồng thời là doanh nghiệp được Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để đồng hành với các xã triển khai thực hiện chương trình thí điểm mô hình “3 không” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Giám đốc kinh doanh VNPT Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, VNPT Thanh Hóa đang hỗ trợ cấp ủy, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí ứng dụng chữ ký số cá nhân với độ bảo mật cao. Đồng thời rà soát, kiểm tra tín hiệu đường truyền internet để đảm bảo lưu thông dữ liệu tốt, tham vấn các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin khi triển khai thực hiện mô hình “3 không” cũng như quá trình thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn toàn tỉnh.
Chương trình thí điểm mô hình “3 không” được triển khai từ ngày 1-6 đến hết ngày 30-7-2023. Sau khi kết thúc thời gian thí điểm, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình ra địa bàn toàn tỉnh.
Bài và ảnh: Linh Hương

Thí điểm mô hình “3 không” trong chuyển đổi số

Đăng lúc: 12/07/2023 17:35:36 (GMT+7)

(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 1 tháng triển khai mô hình “3 không”, các địa phương thí điểm đã tích cực chuẩn bị các điều kiện, triển khai thực hiện mô hình, bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.

mo hình 3 không.jpg
Công an xã Thiệu Trung hướng dẫn người dân cài đặt và kích hoạt tài khoản định danh điện tử VneID.
Mô hình “3 không” (không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền) được triển khai thực hiện thí điểm tại 5 xã, phường gồm: Phường Điện Biên (TP Thanh Hóa); xã Quảng Lưu (Quảng Xương); xã Tây Hồ (Thọ Xuân); xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) và xã Nga Liên (Nga Sơn).
Thực hiện mô hình “3 không”, UBND xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) đã lập kế hoạch triển khai thực hiện, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phối hợp với các ngân hàng, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân. Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin (CNTT) tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Thực hiện thao tác ký số, thanh toán trực tuyến; phối hợp với VNPT cấp miễn phí chữ ký số điện tử cho người dân trong sử dụng dịch vụ công; tạo lập mã QR code thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ/cửa hàng; điểm thanh toán tiền điện... Sau khi tạo lập xong tài khoản, cài đặt các ứng dụng, phần mềm, cán bộ UBND xã phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục hướng dẫn người dân sử dụng một cách thành thạo để mang lại hiệu quả và tiện ích cho người dân. Ông Phạm Văn Ba, thôn 1, xã Thiệu Trung chia sẻ: “Tôi đến bộ phận một cửa xã Thiệu Trung để làm thủ tục chứng thực chữ ký. Tôi được cán bộ xã hướng dẫn tận tình và thực hiện nhanh chóng, thuận lợi. Ngoài ra, tôi cũng được cán bộ xã tuyên truyền, hướng dẫn tạo lập tài khoản để thanh toán các dịch vụ thiết yếu mà không cần dùng tiền mặt. Tôi thấy rất thuận tiện và nhanh chóng”.
Ông Trần Ngọc Tùng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, cho biết: 100% cán bộ, công chức xã, công an xã và tổ công nghệ số cộng đồng đã được huy động đến nhà văn hóa các thôn để hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng cần thiết, bất kể là ngày hay đêm. Đối với người cao tuổi sẽ thực hiện “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn nhiều lần, phấn đấu sẽ có từ 70- 80% người dân có thể sử dụng thành thạo.
Tương tự, tại xã Tây Hồ (Thọ Xuân), triển khai thí điểm mô hình “3 không”, tất cả người dân khi đến bộ phận một cửa để thực hiện thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch và cung cấp dữ liệu đất đai đều được cán bộ bộ phận một cửa hướng dẫn thực hiện qua internet. Ông Lê Đình Tú, Phó Chủ tịch UBND xã Tây Hồ cho biết: Sau khi rà soát kỹ lưỡng số công dân đủ 14 tuổi trở lên, có sử dụng điện thoại thông minh, UBND xã Tây Hồ đã phối hợp cùng lực lượng công an hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng định danh điện tử VneID và các ứng dụng thiết yếu khác, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, chính quyền các cấp khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Để việc triển khai mô hình “3 không” đạt hiệu quả, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cũng tích cực tập huấn và tham mưu quy trình triển khai mô hình phù hợp với thực tế của từng đơn vị. Các chương trình tập huấn được thực hiện để từng cán bộ cấp xã, thành viên tổ công nghệ số cộng đồng nắm sâu, hiểu kỹ về hệ thống ứng dụng cần cài đặt và cách sử dụng hiệu quả, an toàn.
Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng Phòng Quản lý CNTT, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa, cho biết: Qua công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương cài đặt ứng dụng, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã ghi nhận các khó khăn, vướng mắc thực tế phát sinh, từ đó tham mưu giải pháp cụ thể đối với từng địa phương cũng như kiến nghị với đơn vị cung cấp dịch vụ, đảm bảo mục tiêu kết thúc chương trình thí điểm, người dân vẫn sử dụng ứng dụng đã cài đặt một cách hiệu quả và an toàn.
Là một trong những đơn vị viễn thông - CNTT sở hữu hệ sinh thái chuyển đổi số, VNPT Thanh Hóa đã tích cực đồng hành cùng tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Hiện nay, VNPT Thanh Hóa đang tích cực đồng hành cùng chính quyền các cấp hướng dẫn người dân đăng ký dịch vụ chữ ký số trong các hoạt động chuyển đổi số tại các địa phương. Đồng thời là doanh nghiệp được Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để đồng hành với các xã triển khai thực hiện chương trình thí điểm mô hình “3 không” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Giám đốc kinh doanh VNPT Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, VNPT Thanh Hóa đang hỗ trợ cấp ủy, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí ứng dụng chữ ký số cá nhân với độ bảo mật cao. Đồng thời rà soát, kiểm tra tín hiệu đường truyền internet để đảm bảo lưu thông dữ liệu tốt, tham vấn các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin khi triển khai thực hiện mô hình “3 không” cũng như quá trình thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trên địa bàn toàn tỉnh.
Chương trình thí điểm mô hình “3 không” được triển khai từ ngày 1-6 đến hết ngày 30-7-2023. Sau khi kết thúc thời gian thí điểm, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình ra địa bàn toàn tỉnh.
Bài và ảnh: Linh Hương
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)