Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154955

Tổ Công nghệ số cộng đồng là lực lượng xung kích trong chuyển đổi số, là những chiến binh số

Ngày 14/04/2023 09:13:17

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nền tảng số là từ khóa quan trọng nhất của chuyển đổi số Việt Nam. Nền tảng số là một phần cứng, một phần mềm, một đơn vị vận hành nhưng dùng chung trên toàn quốc, toàn ngành, toàn địa phương. Vì thế, người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương phải là người quyết định, chỉ đạo rồi thực thi, triển khai các nền tảng số.
Năm 2023, mỗi đồng chí Bí thư, đồng chí Chủ tịch tỉnh xác định một nền tảng số quan trọng nhất, giải quyết vấn đề, nỗi đau quan trọng nhất của ngành mình, địa phương mình để triển khai. Quyết tâm chính trị của người đứng đầu là yếu tố quyết định của chuyển đổi số.
Bộ trưởng cho rằng, hình thành công dân số quan trọng nhất là hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số để mua bán, học tập, làm việc, sử dụng địch vụ công, khám chữa bệnh, giải trí… Việc hình thành Tổ Công nghệ số cộng đồng ở mức thôn bản, tổ dân phố để có thể đến từng hộ gia đình, đi từng ngõ, gõ từng nhà hướng dẫn sử dụng nền tảng số là cách tiếp cận rất Việt Nam. “Các địa phương hãy coi Tổ Công nghệ số cộng đồng là lực lượng chuyển đổi số xung kích mạnh nhất của mình, là các chiến binh chuyển đổi số”.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: "Năm 2023 là năm thứ 4 của chuyển đổi số Việt Nam. Ba năm trước là khởi động, diễn tập và tấn công. Năm 2023 là năm tạo ra các kết quả và giá trị thiết thực".
Lên môi trường số, mỗi người phải có một chứng minh nhân dân số là VneID; có một tài khoản thanh toán số, ví điện tử, Mobile Money; có chữ ký số; có tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, cơ bản mọi người Việt Nam trưởng thành phải có một phiên bản số hoạt động hoàn chỉnh trên môi trường số.
Chuyển đổi số cần có thể chế số. Có những thể chế cần sửa đổi luật, nghị định nhưng có nhiều thể chế thuộc thẩm quyền của Bộ ngành địa phương có thể làm ngay, không cần chờ đợi. Đà Nẵng đưa 100% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lên DVCTT toàn trình mà không cần sửa luật, trong khi đó tỷ lệ này ở nhiều địa phương còn chưa đến 70%.
Ngoài ra, chuyển đổi số cần đến nhân lực số, kỹ năng số, đặc biệt là an toàn an ninh mạng. Phải xem công tác bảo đảm an toàn an ninh mạng là một phần gắn chặt, song song với quá trình chuyển đổi số từ khâu thiết kế đến khâu vận hành, khai thác.

Nguồn: Chuyển đổi số

Tổ Công nghệ số cộng đồng là lực lượng xung kích trong chuyển đổi số, là những chiến binh số

Đăng lúc: 14/04/2023 09:13:17 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nền tảng số là từ khóa quan trọng nhất của chuyển đổi số Việt Nam. Nền tảng số là một phần cứng, một phần mềm, một đơn vị vận hành nhưng dùng chung trên toàn quốc, toàn ngành, toàn địa phương. Vì thế, người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương phải là người quyết định, chỉ đạo rồi thực thi, triển khai các nền tảng số.
Năm 2023, mỗi đồng chí Bí thư, đồng chí Chủ tịch tỉnh xác định một nền tảng số quan trọng nhất, giải quyết vấn đề, nỗi đau quan trọng nhất của ngành mình, địa phương mình để triển khai. Quyết tâm chính trị của người đứng đầu là yếu tố quyết định của chuyển đổi số.
Bộ trưởng cho rằng, hình thành công dân số quan trọng nhất là hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số để mua bán, học tập, làm việc, sử dụng địch vụ công, khám chữa bệnh, giải trí… Việc hình thành Tổ Công nghệ số cộng đồng ở mức thôn bản, tổ dân phố để có thể đến từng hộ gia đình, đi từng ngõ, gõ từng nhà hướng dẫn sử dụng nền tảng số là cách tiếp cận rất Việt Nam. “Các địa phương hãy coi Tổ Công nghệ số cộng đồng là lực lượng chuyển đổi số xung kích mạnh nhất của mình, là các chiến binh chuyển đổi số”.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: "Năm 2023 là năm thứ 4 của chuyển đổi số Việt Nam. Ba năm trước là khởi động, diễn tập và tấn công. Năm 2023 là năm tạo ra các kết quả và giá trị thiết thực".
Lên môi trường số, mỗi người phải có một chứng minh nhân dân số là VneID; có một tài khoản thanh toán số, ví điện tử, Mobile Money; có chữ ký số; có tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, cơ bản mọi người Việt Nam trưởng thành phải có một phiên bản số hoạt động hoàn chỉnh trên môi trường số.
Chuyển đổi số cần có thể chế số. Có những thể chế cần sửa đổi luật, nghị định nhưng có nhiều thể chế thuộc thẩm quyền của Bộ ngành địa phương có thể làm ngay, không cần chờ đợi. Đà Nẵng đưa 100% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lên DVCTT toàn trình mà không cần sửa luật, trong khi đó tỷ lệ này ở nhiều địa phương còn chưa đến 70%.
Ngoài ra, chuyển đổi số cần đến nhân lực số, kỹ năng số, đặc biệt là an toàn an ninh mạng. Phải xem công tác bảo đảm an toàn an ninh mạng là một phần gắn chặt, song song với quá trình chuyển đổi số từ khâu thiết kế đến khâu vận hành, khai thác.

Nguồn: Chuyển đổi số
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)