Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154955

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

Ngày 30/07/2024 16:01:41

Chương trình TCMR ở Việt Nam được bắt đầu chính thức từ năm 1985 với việc triển khai tiêm 6 mũi vắc xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi là: lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi. Năm 1997, bổ sung thêm vắc xin thứ 7 là viêm gan B, và năm 2010 bổ sung thêm vắc xin thứ 8 là vắc xin Hib. Các vắc xin khác được dùng ở các vùng có nguy cơ cao cho trẻ trên 1 tuổi là vắc xin viêm não Nhật bản, tả, thương hàn.
Thực tế và kinh nghiệm của Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua, và ở các nước trên thế giới cho thấy rõ là tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh; chương trình TCMR đã làm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em một cách rõ rệt. Thành công của công tác TCMR đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Bằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần.
Nhờ thực hiện chương trình Tiêm chủng mở rộng,Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh bại liệt, giảm hẳn bệnh bạch hầu, ho gà hay bệnh sởi. Chúng ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005, tiếp theo là loại trừ bệnh Phong vào năm 2015 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới.
Mục tiêu của tiêm chủng để bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vắc xin. Mặc dù vắc xin là an toàn, nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ; phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) có thể sẽ xuất hiện sau sử dụng vắc xin. Một số người gặp các PƯSTC khác nhau từ phản ứng nhẹ, thông thường đến phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp PƯSTC nặng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ. Một số trường hợp PƯSTC có thể do vắc xin hoặc do sai sót trong việc bảo quản, vận chuyển, sử dụng, chỉ định và tiêm chủng vắc xin.
Cho dù nguyên nhân của PƯSTC là gì, nó làm cho mọi người lo lắng, từ chối tiếp tục tiêm chủng cho con của họ, dẫn đến trẻ em dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm hơn và thậm chí là đe dọa tính mạng.
Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ. Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã và đang góp phần thanh toán và loại trừ nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Đây cũng là chương trình Y tế quốc gia thành công nhất trong suốt những năm qua, được tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá cao.
2. Mục đích – Yêu cầu của Tiêm chủng mở rộng:
- Giảm nguy cơ mắc và tử vong do các bệnh trong chương trỉnh Tiêm chủng mở rộng gây nên.
-100% xã thị trấn thực hiện tiêm chủng mở rộng đúng lịch theo qui định.
- Trên 98% trẻ em trong độ tuổi Tiêm chủng mở rộng được tiêm chủng đầy đủ.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng, hạn chế mức thấp nhất các tai biến sau tiêm chủng, không để xảy ra trường hợp tử vong do tai biến sau tiêm chủng mở rộng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền đến các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ nắm được đầy đủ về các bệnh và lịch tiêm chủng ở trẻ em.
3.Lợi ích của Tiêm chủng mở rộng:
- Giúp cho dự phòng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực do được tiêm chủng mọi người sẽ không bị mắc bệnh đặc biệt là trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển bình thường.
- Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em.Phòng tránh được một số bệnh dịch nguy hiểm và tình trạng tàn tật dị tật ở trẻ em;
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tật, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời gian và công sức chăm sóc trẻ bị bệnh.
- Vắc xin dùng trong chương trình TCMR không phải trả tiền, an toàn và hiệu quả để phòng bệnh cho trẻ em.
4. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng:
Các bệnh truyền nhiễm là những bệnh phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân gây tử vong cao ở Việt Nam trước khi chương trình TCMR được triển khai. Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Việt Nam: Lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan B, Viêm phổi và viêm màng não mũ do Hemophilus Influenza typ b (Hib), viêm não Nhật Bản…
5. Lý do thực hiện chương trình TCMR:
Trẻ nhỏ có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não mủ do Hemophilus Influenza typ b (Hib), viêm não Nhật Bản… Trẻ nhỏ chưa có đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật nên nếu mắc các bệnh truyền nhiễm này sẽ rất nặng, có thể để lại di chứng nguy hiểmhoặc có thể tử vong. Song, các bệnh này có thể phòng được bằng cách tiêm chủng vắc xin đầy đủ cho trẻ.
6.Lịch tiêm chủng:
TCMR là dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với trẻ mà còn mang lại những lợi ích to lớn đối với xã hội và là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc.
Lịch tiêm chủng cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ:
+ Trẻ sơ sinh:Tiêm vắc xin phòng bệnh lao (BCG); viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
+ Trẻ 2 tháng tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib lần 1; uống vắc xin phòng bệnh bại liệt lần 1.
+ Trẻ 3 tháng tuổi:Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib lần 2 ; uống vắc xin phòng bệnh bại liệt lần 2.
+ Trẻ 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib lần 3 ; uống vắc xin phòng bệnh bại liệt lần 3.
+ Trẻ 9 tháng tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi lần 1.
+ Trẻ 18 tháng - 24 tháng: Tiêm nhắc vắc xin phòng Sởi lần 2 và Bạch hầu Hogà, uốn ván lần 4.
+ Trẻ 2 tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản mũi 1 và mũi 2 (tiêm 02 mũi cách nhau 7 - 10 ngày).
+ Trẻ 3 tuổi: Tiêm nhắc vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản mũi 3 sau mũi 2 một năm.

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

Đăng lúc: 30/07/2024 16:01:41 (GMT+7)

Chương trình TCMR ở Việt Nam được bắt đầu chính thức từ năm 1985 với việc triển khai tiêm 6 mũi vắc xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi là: lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi. Năm 1997, bổ sung thêm vắc xin thứ 7 là viêm gan B, và năm 2010 bổ sung thêm vắc xin thứ 8 là vắc xin Hib. Các vắc xin khác được dùng ở các vùng có nguy cơ cao cho trẻ trên 1 tuổi là vắc xin viêm não Nhật bản, tả, thương hàn.
Thực tế và kinh nghiệm của Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua, và ở các nước trên thế giới cho thấy rõ là tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh; chương trình TCMR đã làm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em một cách rõ rệt. Thành công của công tác TCMR đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Bằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần.
Nhờ thực hiện chương trình Tiêm chủng mở rộng,Việt Nam đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh bại liệt, giảm hẳn bệnh bạch hầu, ho gà hay bệnh sởi. Chúng ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005, tiếp theo là loại trừ bệnh Phong vào năm 2015 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới.
Mục tiêu của tiêm chủng để bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi các bệnh truyền nhiễm phòng được bằng vắc xin. Mặc dù vắc xin là an toàn, nhưng không phải hoàn toàn không có nguy cơ; phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) có thể sẽ xuất hiện sau sử dụng vắc xin. Một số người gặp các PƯSTC khác nhau từ phản ứng nhẹ, thông thường đến phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp PƯSTC nặng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ. Một số trường hợp PƯSTC có thể do vắc xin hoặc do sai sót trong việc bảo quản, vận chuyển, sử dụng, chỉ định và tiêm chủng vắc xin.
Cho dù nguyên nhân của PƯSTC là gì, nó làm cho mọi người lo lắng, từ chối tiếp tục tiêm chủng cho con của họ, dẫn đến trẻ em dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm hơn và thậm chí là đe dọa tính mạng.
Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ. Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã và đang góp phần thanh toán và loại trừ nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Đây cũng là chương trình Y tế quốc gia thành công nhất trong suốt những năm qua, được tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá cao.
2. Mục đích – Yêu cầu của Tiêm chủng mở rộng:
- Giảm nguy cơ mắc và tử vong do các bệnh trong chương trỉnh Tiêm chủng mở rộng gây nên.
-100% xã thị trấn thực hiện tiêm chủng mở rộng đúng lịch theo qui định.
- Trên 98% trẻ em trong độ tuổi Tiêm chủng mở rộng được tiêm chủng đầy đủ.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng, hạn chế mức thấp nhất các tai biến sau tiêm chủng, không để xảy ra trường hợp tử vong do tai biến sau tiêm chủng mở rộng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền đến các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ nắm được đầy đủ về các bệnh và lịch tiêm chủng ở trẻ em.
3.Lợi ích của Tiêm chủng mở rộng:
- Giúp cho dự phòng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực do được tiêm chủng mọi người sẽ không bị mắc bệnh đặc biệt là trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển bình thường.
- Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em.Phòng tránh được một số bệnh dịch nguy hiểm và tình trạng tàn tật dị tật ở trẻ em;
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tật, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời gian và công sức chăm sóc trẻ bị bệnh.
- Vắc xin dùng trong chương trình TCMR không phải trả tiền, an toàn và hiệu quả để phòng bệnh cho trẻ em.
4. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng:
Các bệnh truyền nhiễm là những bệnh phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân gây tử vong cao ở Việt Nam trước khi chương trình TCMR được triển khai. Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Việt Nam: Lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan B, Viêm phổi và viêm màng não mũ do Hemophilus Influenza typ b (Hib), viêm não Nhật Bản…
5. Lý do thực hiện chương trình TCMR:
Trẻ nhỏ có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não mủ do Hemophilus Influenza typ b (Hib), viêm não Nhật Bản… Trẻ nhỏ chưa có đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật nên nếu mắc các bệnh truyền nhiễm này sẽ rất nặng, có thể để lại di chứng nguy hiểmhoặc có thể tử vong. Song, các bệnh này có thể phòng được bằng cách tiêm chủng vắc xin đầy đủ cho trẻ.
6.Lịch tiêm chủng:
TCMR là dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với trẻ mà còn mang lại những lợi ích to lớn đối với xã hội và là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc.
Lịch tiêm chủng cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ:
+ Trẻ sơ sinh:Tiêm vắc xin phòng bệnh lao (BCG); viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
+ Trẻ 2 tháng tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib lần 1; uống vắc xin phòng bệnh bại liệt lần 1.
+ Trẻ 3 tháng tuổi:Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib lần 2 ; uống vắc xin phòng bệnh bại liệt lần 2.
+ Trẻ 4 tháng tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do Hib lần 3 ; uống vắc xin phòng bệnh bại liệt lần 3.
+ Trẻ 9 tháng tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi lần 1.
+ Trẻ 18 tháng - 24 tháng: Tiêm nhắc vắc xin phòng Sởi lần 2 và Bạch hầu Hogà, uốn ván lần 4.
+ Trẻ 2 tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản mũi 1 và mũi 2 (tiêm 02 mũi cách nhau 7 - 10 ngày).
+ Trẻ 3 tuổi: Tiêm nhắc vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản mũi 3 sau mũi 2 một năm.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)