Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154955

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH LÂY LAN BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Ngày 09/08/2024 10:26:56

Dịch đau mắt đỏ đang lây lan với số ca tăng nhanh tại một số tỉnh thành, còn gọi là viêm kết mạc dịch. Cần lưu ý một số biện pháp để phòng tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ do Adeno virus gây ra. Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ thường là cộm, vướng mắt, đỏ mắt, chảy dịch ở mắt. Đỏ mắt cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm kết mạc do virus, viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm loét giác mạc…, dễ gây nhầm lẫn, do vậy người bệnh không nên tự chẩn đoán và sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi người bệnh thấy có các dấu hiệu trên, cần đến chuyên khoa mắt để thăm khám và điều trị.

Đau mắt đỏ có lây không?
Bệnh đau mắt đỏ thường lây qua đường dịch tiết. Khi bệnh nhân đau mắt đỏ, dịch tiết từ trong mắt ra chứa rất nhiều virus. Bệnh nhân đưa tay lên mắt sau đó chạm vào các vật dụng xung quanh, người lành chạm vào những nơi có chứa virus sau đó đưa tay lên mắt và bị nhiễm bệnh.
Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Đau mắt đỏ do Adeno virus cần ít nhất ngoài 2 tuần để khỏi hoàn toàn. Thông thường tâm lý người bệnh khi dùng thuốc theo chỉ định một vài ngày chưa đỡ sẽ đi khám lại. Người bệnh cần biết diễn biến bệnh đau mắt đỏ do Adeno virus được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn cấp: Bệnh nhân thấy mắt đỏ lên, có nhiều gỉ mắt và cộm vướng nhiều. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu nhiều. Sau 2 tuần bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn.
Giai đoạn mạn: Bệnh nhân có biểu hiện nhìn mờ do biến chứng trong giác mạc. Trường hợp nhẹ có thể viêm giác mạc biểu mô, nặng hơn thì viêm giác mạc nhu mô. Lúc này sẽ mất thêm thời gian để điều trị.
Hiện nay chưa có phương pháp nào giúp triệu chứng giảm nhanh hơn hoặc rút ngắn thời gian diễn biến bệnh. Do vậy bệnh nhân bị đau mắt đỏ do Adeno virus cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bị đau mắt đỏ do Adeno virus, mắt bệnh nhân sẽ đỏ và việc đeo kính râm sẽ giúp giảm cộm, kích thích khi tiếp xúc với ánh nắng. Ngoài ra, việc đeo kính râm cũng giúp người bệnh hạn chế việc đưa tay lên mắt và giảm việc lây lan cho người lành.
Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Người bệnh đau mắt đỏ không cần kiêng gì trong chế độ ăn uống. Bởi đây là bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra. Chỉ cần lưu ý chế độ sinh hoạt để tránh lây lan cho người lành.
Các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ
Các bác sĩ khuyến cáo, hiểu biết về những cách lây bệnh đau mắt đỏ, người dân cần thực hiện các biện pháp để phòng tránh bệnh lây lan, cụ thể:
- Người bị viêm kết mạc cần nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây cho người khác.
- Sử dụng đồ vật riêng, không dụi tay lên mắt. Rửa tay trước và sau khi tra thuốc. Khi bắt buộc phải sử dụng các đồ vật chung phải rửa tay bằng xà phòng trước; sau khi khỏi bệnh cần rửa sạch kính đeo mắt bằng xà phòng để tránh tái nhiễm.
- Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi nhiễm bệnh.
- Không sử dụng một lọ thuốc tra mắt cho nhiều người.
- Không sử dụng nước muối tự pha để nhỏ mắt vì không đảm bảo vô trùng; nồng độ muối và độ pH cũng không thích hợp với mắt. Bên cạnh đó, nước muối tự pha còn thường có lẫn những tạp chất có hại cho mắt.
- Người bệnh không vứt bừa bãi bông gạc sau khi sử dụng thấm rửa mắt. Người bệnh cần thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi nắng.
- Người bệnh đau mắt đỏ cần đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ, không cần thiết khám đi khám lại nhiều lần

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH LÂY LAN BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Đăng lúc: 09/08/2024 10:26:56 (GMT+7)

Dịch đau mắt đỏ đang lây lan với số ca tăng nhanh tại một số tỉnh thành, còn gọi là viêm kết mạc dịch. Cần lưu ý một số biện pháp để phòng tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ do Adeno virus gây ra. Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ thường là cộm, vướng mắt, đỏ mắt, chảy dịch ở mắt. Đỏ mắt cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm kết mạc do virus, viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm loét giác mạc…, dễ gây nhầm lẫn, do vậy người bệnh không nên tự chẩn đoán và sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi người bệnh thấy có các dấu hiệu trên, cần đến chuyên khoa mắt để thăm khám và điều trị.

Đau mắt đỏ có lây không?
Bệnh đau mắt đỏ thường lây qua đường dịch tiết. Khi bệnh nhân đau mắt đỏ, dịch tiết từ trong mắt ra chứa rất nhiều virus. Bệnh nhân đưa tay lên mắt sau đó chạm vào các vật dụng xung quanh, người lành chạm vào những nơi có chứa virus sau đó đưa tay lên mắt và bị nhiễm bệnh.
Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Đau mắt đỏ do Adeno virus cần ít nhất ngoài 2 tuần để khỏi hoàn toàn. Thông thường tâm lý người bệnh khi dùng thuốc theo chỉ định một vài ngày chưa đỡ sẽ đi khám lại. Người bệnh cần biết diễn biến bệnh đau mắt đỏ do Adeno virus được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn cấp: Bệnh nhân thấy mắt đỏ lên, có nhiều gỉ mắt và cộm vướng nhiều. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu nhiều. Sau 2 tuần bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn.
Giai đoạn mạn: Bệnh nhân có biểu hiện nhìn mờ do biến chứng trong giác mạc. Trường hợp nhẹ có thể viêm giác mạc biểu mô, nặng hơn thì viêm giác mạc nhu mô. Lúc này sẽ mất thêm thời gian để điều trị.
Hiện nay chưa có phương pháp nào giúp triệu chứng giảm nhanh hơn hoặc rút ngắn thời gian diễn biến bệnh. Do vậy bệnh nhân bị đau mắt đỏ do Adeno virus cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bị đau mắt đỏ do Adeno virus, mắt bệnh nhân sẽ đỏ và việc đeo kính râm sẽ giúp giảm cộm, kích thích khi tiếp xúc với ánh nắng. Ngoài ra, việc đeo kính râm cũng giúp người bệnh hạn chế việc đưa tay lên mắt và giảm việc lây lan cho người lành.
Đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Người bệnh đau mắt đỏ không cần kiêng gì trong chế độ ăn uống. Bởi đây là bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra. Chỉ cần lưu ý chế độ sinh hoạt để tránh lây lan cho người lành.
Các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ
Các bác sĩ khuyến cáo, hiểu biết về những cách lây bệnh đau mắt đỏ, người dân cần thực hiện các biện pháp để phòng tránh bệnh lây lan, cụ thể:
- Người bị viêm kết mạc cần nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây cho người khác.
- Sử dụng đồ vật riêng, không dụi tay lên mắt. Rửa tay trước và sau khi tra thuốc. Khi bắt buộc phải sử dụng các đồ vật chung phải rửa tay bằng xà phòng trước; sau khi khỏi bệnh cần rửa sạch kính đeo mắt bằng xà phòng để tránh tái nhiễm.
- Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi nhiễm bệnh.
- Không sử dụng một lọ thuốc tra mắt cho nhiều người.
- Không sử dụng nước muối tự pha để nhỏ mắt vì không đảm bảo vô trùng; nồng độ muối và độ pH cũng không thích hợp với mắt. Bên cạnh đó, nước muối tự pha còn thường có lẫn những tạp chất có hại cho mắt.
- Người bệnh không vứt bừa bãi bông gạc sau khi sử dụng thấm rửa mắt. Người bệnh cần thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi nắng.
- Người bệnh đau mắt đỏ cần đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ, không cần thiết khám đi khám lại nhiều lần
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)